Biến đổi ngược sau cộng sóng - Phần 2
Biến đổi ngược sau cộng sóng cho phép xác định trở sóng âm học (liên quan đến tốc độ và mật độ) từ các xung địa đổi ngược khác nhau.

Biến đổi ngược theo phổ tần số (Colored inversion)

Quá trình biến đổi tín hiệu (các mạch ghi địa chấn, các đường cong đo địa vật lý trên mặt hoặc trong giếng khoan...) không chỉ được biểu diễn trong miền thời gian (hoặc không gian) mà bằng các phép biến đổi toán học có thể biểu diễn chúng trong miền tần số. Quá trình biến đổi từ dạng xung theo thời gian (hoặc không gian) sang dạng phổ tần số tương ứng được thực hiện qua phép biến đổi Fourier. Nhờ có phép biến đổi này mà có thể thể hiện được bản chất các tín hiệu dưới các dạng khác nhau, thuận lợi cho việc so sánh, chọn lọc...

Hình 7.20 - Mối quan hệ dạng xung sóng (trong miền thời gian) và phổ tần số tương ứng (trong miền tần số)

Trên hình 7.20 là hình ảnh một số dạng xung trong miền thời gian và phổ biên độ tương ứng trong miền tần số. Hình 7.21 là hình ảnh biến đổi hệ số phản xạ, dạng sóng, nhiễu và mạch địa chấn từ miền thời gian sang dạng phổ trong miền tần số.

Biến đổi ngược sau cộng sóng - Phần 2

Hình 7.21 - Sự biến đổi hệ số phản xạ, dạng xung sóng, nhiễu và mạch địa chấn (trong miền thời gian) sang dạng phổ (trong miền tần số)

Biến đổi ngược địa chấn được thực hiện dưới dạng phổ tần số được gọi là biến đổi ngược theo tần số, hoặc còn gọi là biến đổi ngược theo màu. Phân tích phổ biên độ địa chấn với phổ các đường cong đo trong giếng khoan để xác định một toán tử thích hợp cho quá trình biến đổi ngược. Trong quá trình này, toán tử O trong miền tần số được áp dụng cho mạch địa chấn (S) để biến nó trực tiếp thành kết quả biến đổi ngược Z = O * S.

Hình 7.22 sơ đồ khối quy trình biến đổi ngược theo phổ và trên hình 7.23 là phổ của mạch địa chấn, toán tử biến đổi ngược tần số và phổ của toán tử này. Trên hình 7.24 là hình ảnh so sánh lát cắt địa chấn và lát cắt trở sóng sau biến đổi tần số. Trên lát cắt trở sóng cho thấy các biểu hiện liên quan đến tính chất vỉa chứa và ngược theo chất lỏng, các giải thích địa tầng được cải thiện tốt hơn. Trên hình 7.25 là so sánh lát cắt trở sóng tuyệt đối qua biến đổi ngược hồi quy và trở sóng tương đối qua biến đổi ngược theo phổ tần số. Hình 7.26 là so sánh biến đổi ngược chọn lọc và biến đổi theo phổ tần số.

Biến đổi ngược sau cộng sóng - Phần 2

Hình 7.22 - Sơ đồ khối quy trình biến đổi ngược theo phổ

Biến đổi ngược sau cộng sóng - Phần 2

Hình 7.23 - Toán tử biến đổi ngược và phổ tần số - a. Phổ mạch địa chấn; b. toán tử biến đổi; c. Phổ của toán tử biến đổi ngược

Biến đổi ngược sau cộng sóng - Phần 2

Hình 7.24 - So sánh lát cắt địa chấn và lát cắt biến đổi ngược phổ tần số - a. Lát cắt địa chấn; b. Lát cắt trở sóng sau biến đổi ngược theo phổ tần số

Biến đổi ngược sau cộng sóng - Phần 2

Hình 7.25 - So sánh biến đổi ngược hồi quy và biến đổi ngược theo tần số - a. Lát cắt trở sóng tuyệt đối qua biến đổi ngược hồi quy; b. Lát cắt trở sóng tương đối qua biến đổi ngược theo tần số

Biến đổi ngược sau cộng sóng - Phần 2

Hình 7.26 - So sánh biến đổi ngược chọn lọc và biến đổi ngược theo phổ tần số - a. Lát cắt biến đổi ngược chọn lọc; b. Lát cắt biến đổi ngược theo phổ tần số

Biến đổi ngược theo phổ tần số cho kết quả trở sóng tương đối, là cách biến đổi ngược đơn giản, nhanh chóng và ít phụ thuộc vào mô hình ban đầu.

Theo Minh giải địa chấn trong thăm dò và khai thác dầu khí

Phân loại AVO
Minh giải AVO
Biến đổi ngược địa chấn
Biến đổi ngược sau cộng sóng - Phần 1


Bình luận
Họ tên
Email
Mã xác nhận
 
 

Liên kết
Fanpage

​​​​​​​