Thị trường dầu khí
Với lợi thế về công nghệ, nguồn cung nguyên liệu giá rẻ và thị trường tiêu thụ được mở rộng sau khi Tổng thống Mỹ hủy bỏ lệnh cấm xuất khẩu dầu thô và tăng xuất khẩu sản phẩm dầu, công suất lọc dầu của Mỹ luôn giữ ở mức cao nhằm đáp ứng nhu cầu xuất khẩu (Bảng 2).

Diễn biến giá dầu thô

Ngày 17/4/2016, 18 nước khai thác dầu mỏ lớn (ngoại trừ Iran) đã không đạt được thỏa thuận "đóng băng" sản lượng trong cuộc đàm phán tại Qatar. Đến nay, giá dầu thô đã giảm khoảng 60% kể từ giữa năm 2014 do nguồn cung dư thừa. Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này là do một số nước thành viên thuộc Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) từ chối cắt giảm sản lượng. Bên cạnh đó, nguồn dầu dự trữ của Mỹ tăng mạnh so với năm 2015 do sản lượng dầu thô khai thác từ các mỏ phi truyền thống tiếp tục tăng (Bảng 1). Chốt phiên giao dịch ngày 25/4/2016, giá dầu thô ngọt nhẹ WTI giao tháng 6/2016 giảm 1,09USD (2,5%) xuống 42,64USD/thùng; giá dầu Brent Biển Bắc giao cùng kỳ giảm xuống còn 44,48USD/thùng. Ngày 27/4/2016 giá dầu Brent giao sau tăng lên 48,11USD/thùng, dầu WTI 46,03USD/thùng. Sang ngày 28/4 giá dầu Brent lại giảm còn 47,18USD/thùng và dầu WTI còn 45,53USD/thùng. Giới chuyên môn cho rằng khuynh hướng giá dầu  phục hồi chưa thể ổn định do còn phụ thuộc vào kết quả hội nghị thường niên của   EC trong tháng 7/2016.

Với lợi thế về công nghệ, nguồn cung nguyên liệu giá rẻ và thị trường tiêu thụ  được mở rộng sau khi Tổng thống Mỹ hủy bỏ lệnh cấm xuất khẩu dầu thô và tăng xuất khẩu sản phẩm dầu, công suất lọc dầu  của Mỹ luôn giữ ở mức cao nhằm đáp ứng nhu cầu xuất khẩu (Bảng 2).

Khi sản lượng khai thác dầu phiến sét (ngọt, nhẹ) chưa nhiều, các công ty lọc dầu của Mỹ dựa vào ưu thế nắm giữ công nghệ hiện đại, đã tập trung xây dựng các nhà máy lọc dầu nặng, dầu chua nhập khẩu từ Venezuela, Canada, Mexico, Trung Đông  với giá rẻ… Từ năm 2010, các công ty này lại tập trung xây mới các nhà máy lọc dầu ngọt nhẹ, do đó đã xây dựng được một hệ  thống lọc dầu có thể lọc được nhiều loại dầu khác nhau từ nhiều nguồn cung, tăng tính linh hoạt trong sử dụng công suất và  hạ giá thành sản phẩm, tăng khả năng sản xuất các loại sản phẩm phù hợp với nhu cầu thị trường theo mùa, theo vị trí địa lý  của nguồn dầu thô và nơi tiêu thụ, do đó  lợi nhuận tăng ổn định và cao hơn các nhà máy lọc dầu khác trên thế giới.

Kết hợp tăng nhập khẩu dầu thô giá rẻ với tăng xuất khẩu dầu nhẹ (giá cao) và hạn chế hợp lý sản lượng dầu (nhẹ) trong nước, Mỹ vừa bảo đảm tiết kiệm tài nguyên nội địa vừa bảo đảm an ninh  nguồn cung cho các nhà máy lọc - hóa dầu trong nước với giá nguyên liệu đầu vào hợp lý, phục vụ cho chiến lược phát triển công nghiệp dầu khí hạ nguồn tối ưu trong dài  hạn. 

Hoạt động thượng nguồn

Văn phòng Quản lý Năng lượng biển của Mỹ (US Bu- reau of Ocean Energy Management - BOEM) đã công bố quy tắc cho thuê diện tích ngoài khơi để tiến hành hoạt động dầu khí. Quy tắc mới này bổ sung các định nghĩa, chuẩn hóa các phương thức áp dụng các điều luật trong  thực tế (thủ tục pháp lý, hành chính, yêu cầu kỹ thuật...) cho cả 3 khu vực nằm ngoài giới hạn vùng đặc quyền kinh tế của thềm lục địa. Quy định này sẽ có hiệu lực sau 60 ngày công bố (30/3/2016).

Cyprus mở vòng đấu thầu cấp phép thăm dò khai thác Lô 6, 8 và 10 ở ngoài khơi miền Nam của quốc đảo này dưới hình thức hợp đồng chia sản phẩm (PSC). Tại Lô 12 gần đó, nhóm thắng thầu trong lần gọi thầu đầu tiên  do Noble Energy Inc. đứng đầu đã phát hiện mỏ khí đốt Alphrodite. Đơn dự thầu được nộp cho Bộ Năng lượng Thương mại Công nghiệp và Du lịch trong vòng 120 ngày  kể từ ngày gọi thầu.

Eni S.p.A đã được cấp giấy phép thăm dò tại Lô 4 (Cape Three Points) trong bồn trũng Tano, ngoài khơi Ghana. Eni là nhà điều hành, nắm giữ 42,4691% cổ phần trong liên  doanh với Vitol Upstream Tano (33,9753%), Ghana Nation- al Petroleum Corp. (10%), Woodfields Upstream Ghana (9,5556%) và GNPC Exploration & Production Co. (4%). Lô 4 có diện tích 1.127km2, mực nước sâu 100 - 1.200m,  có một phần bao quanh Lô Offshore Cape Three Points (OTCP) cũng do Eni điều hành. Dự kiến các phát hiện khí đốt Sankofa Main, Sankofa East và Gye-Nyame sẽ được  đưa vào khai thác trong năm 2017, cung cấp khí cho các nhà máy điện của Ghana.

Bloomberg (Mỹ) đưa tin Aramco, công ty dầu mỏ quốc doanh của Saudi Arabia, sẽ sớm hoàn thành việc mở rộng mỏ Shaybah vào cuối tháng 5/2016. Dự án này cho phép  quốc gia xuất khẩu dầu lớn nhất thế giới này duy trì công  suất khai thác tối đa 12 triệu thùng/ngày, đồng thời nâng công suất khai thác của riêng mỏ Shaybah từ 750.000 thùng/ngày lên 1 triệu thùng/ngày. 

Douglas-Westwood Ltd dự báo trong giai đoạn từ nay đến năm 2020 đầu tư cho các đề án vùng nước sâu chỉ dao động ở mức 137 tỷ USD, giảm 35% so với dự báo đưa  ra năm 2015 do tác động của giá dầu thấp kéo dài. Năm 2015, 210 đề án đã được đề xuất triển khai trong giai đoạn 2016 - 2020 nhưng hiện nay chỉ còn 118 đề án, chủ yếu tập trung ở các nước châu Mỹ.

Cowen & Co. dự báo thị trường thiết bị khai thác ngầm subsea tree sẽ giảm mạnh. Đơn đặt hàng liên tục giảm từ 551 (năm 2013) xuống 232 (năm 2014), 153 (năm 2015) và  chỉ còn 113 (năm 2016). Trong đó, có 56 đơn đặt hàng từ các đề án lớn có nhu cầu từ 5 subsea tree trở lên như: Vito, Sheel, vịnh Mexico (15); Equus, Hess, Australia (18); Coral  South FLNG, Eni, Mozambique (6); Zohr Phase 1, Egypt (5); Hebron, ExxonMobil, Canada (12).

Trinidad và Tobago cho biết sẽ mở rộng kế hoạch sản xuất LNG nếu các đối tác tham gia đề án khai thác mỏ khí Loran - Manatee muốn xuất khẩu khí. Mỏ Loran - Manatee (có trữ lượng 10 nghìn tỷ ft3) nằm cắt ngang biên giới biển giữa Trinidad, Tobago và Venezuela. Trước đây, Venezuela đã ký với 2 tiểu quốc này một hợp đồng  để chuyển phần sản phẩm khí của Venezuela ở mỏ này  về nhà máy sản xuất LNG của Trinidad - Tobago để xử lý, nhưng sau đó Trinidad và Tobago cho biết chỉ đồng ý nếu nhu cầu LNG trên thị trường thế giới có thể thỏa  mãn nhu cầu tăng nguồn thu cho họ. Trong 4 năm qua, Trinidad - Tobago bị thiếu hụt khoảng 500 triệu ft3 khí/  ngày dùng trong nội địa nhưng hy vọng tình trạng này sẽ chấm dứt vào năm 2017 khi sản lượng khai thác khí tăng  thêm 800 triệu ft3/ngày.


Sản lượng dầu bitum trong cát rắn chắc ở Canada vẫn tăng bất chấp giá dầu thô đang duy trì ở mức thấp. Các đề án khai thác và xử lý bitumen thành dầu thô thương phẩm  đang xây dựng sẽ nâng cao sản lượng dầu thô xuất khẩu  của Canada trong vòng 5 năm tới nhờ chương trình ứng dụng kỹ thuật mới cũng như giãn tiến độ hoặc cắt giảm  các đề án ít có lợi nhuận để hạ giá thành sản xuất.

Dầu bitum chiếm đến 80% sản lượng khai thác của Suncor Energy Inc. Năm 2016, sản lượng dầu bitum của  tập đoàn này sẽ giữ ở mức 430.000 - 460.000 thùng/ngày, xấp xỉ năm 2015 (463.000 thùng/ngày). Cuối năm 2017, Suncor sẽ bắt đầu khai thác thêm mỏ cát chứa bitumen  Fort Hills, sản lượng dự kiến đạt 180.000 thùng/ngày, kéo dài trong 50 năm. Suncor giữ 50,8% cổ phần, Total E&P Canada Ltd. giữ 29,2% và Teck Resources Ltd. giữ 20%  cổ phần ở mỏ này. Tổng giám đốc Suncor, ông Steve Wil- liams cho rằng giá dầu ngọt nhẹ của Mỹ cần đạt mức 60  - 80USD/thùng để bảo đảm đầu tư khai thác dầu bitum có lãi và giá này có thể đạt được trong vài năm tới. Theo Arab Petroleum Investments Corp. (APICORP) tổng đầu tư  trong 5 năm tới ở Trung Đông và Bắc Phi (MENA) sẽ đạt 900 tỷ USD, tăng hơn 145 tỷ USD so với dự báo năm 2015. Trong đó, các đề án đang triển khai tại khu vực này chiếm 289 tỷ USD, các dự án đã được  lập kế hoạch có giá trị 611 tỷ USD. APICORP cho biết Saudi Arabia, Kuwait và UEA dẫn đầu danh sách các dự án đầu tư trên. Algeria đã thông báo kế hoạch đầu tư vào mỏ khí tự nhiên ngoài khơi khổng lồ Zohr vừa mới được Ai Cập phát hiện ở thềm lục địa Địa Trung Hải. Morocco, Tunisia, Jordan sẽ đầu tư vào các đề án năng lượng tái tạo để đáp ứng nhu cầu năng lượng trong nước ngày càng tăng. Theo API-  CORP, các nước mà ngân sách chỉ dựa vào thuế thu từ ngành dầu khí, đặc biệt là Iraq, có thể phải xem xét lại kế hoạch tham vọng của họ.

Merit Energy Co., đã mua lại tài sản thượng nguồn và trung nguồn ở Wyoming của Marathon Oil Corp., với giá 870 triệu USD. Tài sản thượng nguồn gồm các hệ thống bơm ép nước trong các đề án  phát triển mỏ ở các bể Big Horn và Wind River, có công suất trung  bình 16.500 thùng dầu quy đổi/ngày trong Quý I/2016 và đường ống  Red Butte dài 570 dặm - đường ống độc nhất dùng cho xuất khẩu sản phẩm dầu thô - khí đốt trong khu vực.

Ở Ba Lan, giếng khoan phát triển Rawicz-15 tại Lô Rawicz rộng 742km2 thuộc bể Permian South đã cho dòng khí tự phun hơn 3,6  triệu ft3 tiêu chuẩn/ngày. Việc hoàn thiện giai đoạn thẩm định mỏ  cho thấy đầu tư vào mỏ này đem lại lợi nhuận tốt. Sắp tới, đề án khai  thác mỏ sẽ được đệ trình chính phủ Ba Lan phê duyệt. Nhà điều hành Palomar Natural Resources LLC cho biết trong kế hoạch phát triển mỏ đã có sẵn 3 giếng khai thác và mỏ sẽ cho sản phẩm vào năm 2017. Trữ lượng của mỏ ước tính đạt 50,3 tỷ ft3.

Woodside Petroleum Ltd., đã nhận giấy phép thăm dò - khai thác khu vực WA-522-P thuộc bể Bonaparte ngoài khơi Australia. Khu vực này nằm giữa các mỏ khí Petrel, Frigate, Tern, Blacktip ở phía Đông và   mỏ Prometheus - Rubicon ở phía Tây; có diện tích 7.800km2 gồm phụ bể Londonderry High và Petrel. Mỏ khí Black-  tip của Eni S.p.A được khai thác thông qua một đường ống dẫn đưa khí về mạng lưới Northern  Teritory; trong khi đó các mỏ Petrel, Tern, Frig- ate chưa được phát triển mặc dù Santos-GDF Suez đã có ý định xây dựng một nhà máy LNG  nổi ở đây. Trữ lượng các mỏ này đạt khoảng 2 - 3 nghìn tỷ ft3. Các phát hiện dầu khí đã tìm thấy trên phần đất liền của bể Bonaparte nhưng đến nay chưa được khai thác thương  mại. Woodside Petroleum mới đây đề xuất xây dựng đường ống dẫn khí phía Bắc nối North- ern Territory với vùng Đông Australia.

BP PLC và Kuwait Petroleum Corp. (KPC) đã ký thỏa thuận khung mở đường cho BP  có cơ hội tham gia vào các hoạt động dầu  khí tại Kuwait cũng như hợp tác trong các đề án ở nước ngoài trong tương lai gồm các lĩnh  vực thượng nguồn, hạ nguồn và kể cả các hoạt  động phân phối sản phẩm dầu khí. Đầu tư vào các đề án trung nguồn và hóa dầu cũng sẽ  được xem xét, gồm cả việc sử dụng công nghệ độc quyền của BP sản xuất paraxylene như một bộ phận cấu thành trong các đề án lọc hóa dầu của Kuwait. Năm 2014, BP đã ký thỏa thuận dịch vụ kỹ thuật tăng cường thu hồi dầu ở mỏ Burgan với Kuwait Oil.

ONGC đã phê duyệt kế hoạch phát triển dầu khí ngoài khơi với chi phí đầu tư 5 tỷ USD cho bể Krishna - Godavari, ngoài khơi bờ biển  phía Đông Ấn Độ. Kế hoạch gồm 35 giếng  khoan trên vùng biển sâu Lô KG-DWN-98/2,  trong đó có 20 giếng dùng cho bơm ép nước. Khí đốt sẽ bắt đầu được khai thác vào năm    019 và dầu sẽ được khai thác vào đầu năm 2020. Sản lượng đỉnh của mỏ Cluster 2A dự báo sẽ đạt 77.305 thùng dầu/ngày và 3,81 triệu m3 khí/ngày và mỏ Cluster 2B là 12,75 triệu m3 khí/ngày. Kế hoạch trên còn bao gồm một giàn xử lý khí, các giàn sinh hoạt, một tàu chứa sản phẩm, 430km đường ống và một terminal khí  trên bờ.

Hoạt động hạ nguồn

Pemex Transformacion Industrial đã ký hợp đồng với Tecnicas Reunidas S.A (Tây Ban Nha), về chia pha thực hiện hợp đồng sản xuất diesel chứa lưu huỳnh thấp (ultralow-sulfur diesel - ULSD),  với công suất 185.000 thùng/ngày tại Nhà máy Lọc dầu Lazaro Cardenas (Mexico). Trong pha 2, Tecnicas Reunidas  sẽ cung cấp công nghệ, mua sắm thiết bị, xây dựng và vận hành kiểm tra/chạy thử phân xưởng diesel hydrodesulfur-  ization (HDS) công suất 30.000 thùng/ngày và nhà máy thu hồi lưu huỳnh công suất 150 tấn/ngày. Hợp đồng chìa khóa trao tay này có giá trị 800 triệu USD, thời gian thực hiện trong 36 tháng. Cuối năm 2015, Pemex cho biết có thể sẽ đầu tư 23 tỷ USD cho các đề án hạ nguồn, trong đó đầu tư 3,1 tỷ USD cho các đề án tại 6 cơ sở lọc dầu trong nước để đưa công suất sản xuất ultralow-sufur gasoline  (ULSG) đạt trên 210.000 triệu thùng/ngày, nhằm giảm phát thải khí ô nhiễm. Tuy nhiên trong đầu năm 2016, Pe- mex lại cắt giảm 5,5 tỷ USD trong các dự án nói trên.

MissanOil (Iraq) đang đầu tư xây dựng một nhà máy lọc dầu trị giá 6 tỷ USD với công suất 150 nghìn thùng/  ngày tại vùng biên giới phía Nam của tỉnh Missan, do con- sortium của Satarem (Thụy Sĩ) và Wahan (Trung Quốc)  thi công. Iraq có kế hoạch xây dựng thêm 3 nhà máy lọc  dầu nữa để nâng công suất lọc dầu tăng thêm 700 nghìn thùng/ngày, gồm Nhà máy Nassiriya công suất 300.000 thùng/ngày, Nhà máy Kirkuk công suất 150.000 thùng/ ngày và Nhà máy Karbala 140.000 thùng/ngày.

Sonatrach (Algeria) đã ký hợp đồng tư vấn thiết kế tổng thể (FEED) với Amec Foster Wheeler (AFW) để xây dựng 3 nhà máy lọc dầu mới (dự kiến sẽ đi vào hoạt động  từ Quý III/2017) nhằm tăng công suất lọc dầu của Algeria  thêm 15 triệu tấn/năm. Các nhà máy này được đặt ở tỉnh Biskra, Tiaret và Hassi Mesaoud, mỗi nhà máy có công suất  5 triệu tấn/năm để lọc dầu do Algeria sản xuất trong nước. Ngoài lọc dầu, mỗi nhà máy còn có các phân xưởng tách LPG, hydrocracking, tách lưu huỳnh, sản xuất bitumen, dầu bôi trơn, xưởng pha trộn dầu, bồn chứa, phương tiện chở sản phẩm lọc dầu... AFW sẽ giúp Sonatrach lựa chọn tổng thầu xử lý kỹ thuật/công nghệ cho các nhà máy sẽ  được xây dựng.

Là một thành viên của OPEC, Algeria có 5 nhà máy lọc dầu lớn với công suất trên 520.000 thùng/ngày. Algeria  đã nâng cấp các nhà máy lọc dầu theo một chương trình  tăng công suất lọc dầu thêm 50% để có đủ xăng, diesel đáp ứng đủ nhu cầu nội địa và sẽ nâng cấp các nhà máy mới xây dựng trong kế hoạch sau năm 2020.

Chevron Phillips Chemical Co. LP (CPCC) đã đầu tư mở rộng công suất sản xuất polyalphaolefin độ nhớt thấp  (PAO) tại Liên hợp lọc - hóa dầu ở Baytown, Texas từ 48.000 tấn/năm lên 58.000 tấn/năm, cung cấp dầu bôi trơn chất  lượng cao. Dự án này bắt đầu được triển khai từ tháng 4/2016 và sẽ đi vào hoạt động vào giữa năm 2017.

MEGlobal International FZE cho biết sẽ xây dựng nhà máy sản xuất monoethylene glycol (MEG) tại Liên hợp hóa dầu Oyster Creek của Dow Chemical ở Freeport, Texas.  Nhà máy sẽ nhận nguyên liệu ethylene tại chỗ từ Oyester Creek theo hợp đồng dài hạn bắt đầu vào giữa năm 2019, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường ethylene glycol tại Mỹ và châu Á - Thái Bình Dương.

Liên doanh giữa Occidental Chemical Corp. (Oxy- chem - Mỹ) và Mexichem SAB de CV (Mexico) giữ nguyên kế hoạch đưa Xí nghiệp liên hợp sản xuất ethylene Ingle- side Ethylene LLC, công suất 550.000 tấn/năm vào hoạt  động trong năm 2017. Dự án có tổng mức đầu tư 1,5 tỷ USD, sử dụng nguồn nguyên liệu là dầu khí phiến sét khai  thác tại bang Texas để sản xuất vinyl chloride monomer. Với sản phẩm này, Mexichem sẽ sản xuất nhựa polyvinyl chloride (PVC) và ống PVC để cung cấp cho thị trường Mỹ và xuất khẩu.


PGS.TS. Trần Ngọc Toản (tổng hợp)