Trong
nhiều năm, Nhật Bản được coi là khách hàng ổn định lớn của khí đốt tự
nhiên hóa lỏng (LNG) và than nhiệt được sử dụng trong sản xuất điện, với
ít thay đổi về khối lượng nhập khẩu hàng năm.
Nhưng
tình trạng dễ dàng này đối với các nhà sản xuất hàng hóa cung cấp cho
nền kinh tế lớn thứ ba thế giới có thể chấm dứt nếu dự thảo chính sách
năng lượng mới nhất của Nhật Bản có hiệu lực.
Nhật
Bản đặt mục tiêu thúc đẩy sử dụng năng lượng tái tạo lên 36-38% tổng
lượng điện vào năm 2030, gấp đôi mức 18% đạt được trong năm tài chính
đến tháng 3 năm 2020, theo báo cáo của chính phủ công bố ngày 20/7.
Sự
tăng vọt của năng lượng tái tạo có nghĩa là LNG và than đá sẽ phải từ
bỏ thị phần, trong đó than dự kiến giảm từ khoảng 32% trong những năm
gần đây xuống còn 19% sản lượng và LNG giảm xuống 20% theo kế hoạch từ
mức khoảng 37% hiện tại.
Năng
lượng hạt nhân được đặt mục tiêu cung cấp 20-22% điện năng vào năm
2030, sẽ tăng mạnh so với mức 6% trong năm tài chính 2019, khi nhiều lò
phản ứng của nước này vẫn đang ngừng hoạt động để kiểm tra thêm về độ an
toàn sau thảm họa Fukushima năm 2011.
Các nhiên liệu mới như hydro và amoniac dự kiến chỉ chiếm 1% sản lượng điện vào năm 2030, tăng từ con số 0 hiện nay.
Dự
thảo kế hoạch chứa đầy tham vọng về năng lượng tái tạo, rất lạc quan về
hạt nhân và đáng ngạc nhiên là không cam kết về các nguồn nhiên liệu
mới.
Có
thể sẽ mất một khoảng thời gian dài để đạt được các mục tiêu, và đòi
hỏi khoản đầu tư lớn vào năng lượng tái tạo như gió và năng lượng mặt
trời, rất có thể là tích trữ pin.
Người
dân Nhật Bản cũng có thể phản đối năng lượng hạt nhân, vì nó sẽ khiến
phải khởi động lại hầu hết, nếu không phải là tất cả các lò phản ứng còn
lại, với 9 lò hiện đang hoạt động và 24 lò vẫn tạm ngưng.
CÚ ĐÁNH VÀO ÚC
Bên
cạnh những thách thức liên quan đến việc thực hiện dự thảo kế hoạch,
tác động chính sẽ hướng đến các nhà xuất khẩu LNG và than, đặc biệt là
các nhà xuất khẩu ở Australia.
Úc
cung cấp khoảng 2/3 nhu cầu than nhiệt của Nhật Bản, với khối lượng
nhập khẩu 70,7 triệu tấn vào năm 2020, trong tổng số 105,2 triệu, theo
dữ liệu chính thức.
Các
nhà máy của Nhật Bản từ lâu đã ưa chuộng than nhiệt của Úc vì giá trị
năng lượng cao hơn và tạp chất thấp hơn so với các loại khác có trên thị
trường hàng vận chuyển đường biển.
Nếu
Nhật Bản thực hiện mục tiêu giảm lượng than từ 32% tỷ trọng sản xuất
điện trong năm tài chính 2019 xuống chỉ còn 19% vào năm 2030, thì điều
này có nghĩa là giảm tổng lượng nhập khẩu hàng năm xuống còn khoảng 62,6
triệu tấn, với giả định tổng sản lượng điện vẫn ở mức hiện tại.
Điều
này có nghĩa là Nhật Bản sẽ mua ít hơn khoảng 42 triệu tấn vào năm 2030
và sẽ là hợp lý khi cho rằng các công ty khai thác của Úc sẽ chịu đòn
lớn nhất.
Nhật
Bản hiện là khách hàng mua LNG lớn nhất thế giới và nếu nước này giảm
việc sử dụng nhiên liệu siêu lạnh xuống 20% sản lượng điện vào năm 2030
từ mức 37% của năm 2019, thì điều đó có nghĩa là nhập khẩu hàng năm sẽ
giảm từ 74,5 triệu tấn vào năm 2020 xuống còn khoảng 40,3 triệu vào năm
2030.
Australia,
quốc gia cạnh tranh với Qatar cho vị trí là nhà sản xuất LNG lớn nhất
thế giới, lại là nhà cung cấp hàng đầu của Nhật Bản, mặc dù nước này
không hoàn toàn có vị trí thống trị như đối với than nhiệt.
Australia
đã cung cấp 29,1 triệu tấn LNG cho Nhật Bản vào năm 2020, tương đương
khoảng 39%, đánh bại thị phần của Malaysia khoảng 14% và Qatar là 11,7%.
Cũng
có khả năng LNG không xuất sang Nhật Bản cũng sẽ có những khách hàng
khác ở châu Á, những nước bao gồm cả Trung Quốc đang muốn mở rộng việc
sử dụng khí đốt tự nhiên.
Tuy
nhiên, việc giảm nhu cầu sử dụng khoảng 35 triệu tấn LNG có thể sẽ
khiến các nhà sản xuất tạm dừng theo dõi các dự án mới hoặc kế hoạch mở
rộng.
Ngọc Anh
Theo: Reutes