Nghiên cứu ứng dụng mô hình tăng trưởng Logistic để dự báo khai thác cho tầng Miocene dưới, mỏ Bạch Hổ
Bài báo ứng dụng mô hình tăng trưởng logistic (LGM) để dự báo khai thác cho tầng Miocene dưới, mỏ Bạch Hổ bằng cách xác định một tập hợp các thông số đường cong suy giảm qua quá trình tái lặp lịch sử khai thác sử dụng thuật toán tối ưu (optimisation algorithm).

Sai số tương đối trung bình giữa kết quả dự báo bằng mô hình LGM và dữ liệu khai thác thực tế là 0,6%. Kết quả nghiên cứu cho thấy mô hình LGM đã cải thiện khả năng dự báo với độ tin cậy cao.

Từ khóa: Mô hình tăng trưởng logistic (LGM), dự báo khai thác, trữ lượng có thể thu hồi cuối cùng (EUR), Miocene dưới, mỏ Bạch Hổ.

Mô hình LGM được phát triển bởi Pierre Verhulst (Bỉ) vào năm 1830 [1]. Đường cong tăng trưởng logistic là một tập hợp các mô hình toán học được sử dụng để dự báo dân số. Sau đó, mô hình này được ứng dụng vào các lĩnh vực khác như: vật lý, địa lý, hóa học…. Dựa trên ý tưởng của Malthus (dân số của một quốc gia hoặc một khu vực cụ thể chỉ có thể tăng lên một mốc nhất định) [2], Pierre Verhulst đã thêm một hệ số nhân vào phương trình tăng trưởng lũy tiến để tạo ra mô hình LGM.

 

 Hình 2. Lưu lượng khai thác không thứ nguyên theo thời gian ứng với các giá trị “a” [6]Hình 2. Lưu lượng khai thác không thứ nguyên theo thời gian ứng với các giá trị “a” [6]

Xem chi tiết