Một số giải pháp nâng cao hệ số thu hồi dầu cho thân dầu trong đá móng trước Đệ Tam mỏ Sư Tử Đen, Sư Tử Vàng - ThS. Đặng Ngọc Quý
Đặc điểm địa chất của thân dầu trong đá móng mỏ Sư Tử Đen - Sư Tử Vàng khá phức tạp, trong đó có nhiều yếu tố địa chất ảnh hưởng đến khả năng thu hồi dầu như: mức độ bất đồng nhất của mỏ gây ra sự phân chia nhiều khối có các chế độ thủy động lực tương đối riêng biệt, đặc trưng hệ thống đứt gãy và nứt nẻ thứ sinh, nước áp sườn từ các thành hệ Oligocene xâm lấn trong quá trình khai thác [2, 4]. Bài báo giới thiệu một số giải pháp nhằm hạn chế ảnh hưởng xấu và tăng cường ảnh hưởng tích cực của các yếu tố địa chất để nâng cao hệ số thu hồi dầu trong đá móng trước Đệ Tam mỏ Sư Tử Đen - Sư Tử Vàng như: tối ưu hệ thống giếng khai thác, tối ưu chế độ khai thác, hạn chế ảnh hưởng xấu của nước áp sườn và khoan đan dày ở các khối có chế độ thủy động lực riêng biệt

Giới thiệu

Đây là giải pháp đặc biệt quan trọng giúp tối ưu chênh áp giữa khoảng khai thác và mặt nước dâng nhằm đảm bảo cho việc duy trì dịch chuyển ổn định mặt ranh giới dầu nước, nghĩa là đảm bảo đạt khả năng đẩy và quét dầu bởi nước tới đới khai thác cao nhất. Do đặc trưng thấm chứa của tầng móng mỏ Sư Tử Đen - Sư Tử Vàng được khống chế bởi đặc điểm đứt gãy và khe nứt, nên hệ thống giếng (khai thác và bơm ép) gồm mật độ, vị trí và quỹ đạo giếng, khoảng khai thác cũng như bơm ép được thiết kế tối ưu theo sự phân bố các đới đứt gãy trong mỏ như quỹ đạo của các giếng khai thác và bơm ép có xu thế vuông góc với các hệ thống đứt gãy (chính) hướng Tây Bắc - Đông Nam và Đông Bắc - Tây Nam

 Chi tiết xem file đính kèm : Dang Ngoc Quy.pdf