Sau nhiều năm giá dầu ở mức cao, ngành công nghiệp dầu khí đã phải xem xét lại thực tế khi giá dầu bắt đầu suy giảm vào cuối năm 2014. Nhiều nhà quan sát mong đợi một sự phục hồi vào Quý 4/2015, tuy nhiên giá dầu vẫn tiếp tục đi xuống trong cả năm 2015, trước khi đạt mức giá thấp mới vào tháng 1/2016. Mặc dù giá dầu thấp còn tác động tới các nhà khai thác và các công ty dịch vụ trên toàn cầu trong dài hạn nhưng sản lượng khai thác vẫn tiếp tục vượt quá nhu cầu. Sản lượng dầu và condensate toàn cầu đã tăng với tốc độ đáng kinh ngạc là 3,9%, đạt trung bình 81,6 triệu thùng/ngày.
Bắc Mỹ
Canada
Theo Hiệp hội các nhà sản xuất dầu mỏ của Canada (CAPP), năm 2015 hoạt động khoan ở Canada đã giảm 45% với 6.279 giếng được khoan mới. CAPP và World Oil dự đoán số lượng giếng khoan sẽ còn tiếp tục giảm khoảng 18,7% trong năm 2016, còn 5.107 giếng. Sản lượng dầu đã tăng hơn 8%, đạt 3,9 triệu thùng/ngày, trong khi sản lượng khí tăng 7%, đạt 15 tỷ ft3 khí/ngày. Sản lượng dầu cát đạt 2,4 triệu thùng/ngày, chiếm 62% tổng sản lượng dầu.
Theo Evercore ISI, có ít nhất 20 dự án dầu cát của Canada đã dừng hoặc bị trì hoãn, với khoảng 1,3 triệu thùng/ngày hoặc xấp xỉ 65% mức tăng công suất đặt ra cho năm 2017 - 2018, do giá dầu giảm.
Mexico
Mặc dù Mexico là nước sản xuất dầu lớn nhất khu vực Mỹ Latinh, việc cải cách luật pháp nhằm kết thúc độc quyền khai thác của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Mexico (Pemex) sau bảy thập kỷ và tạo thuận lợi cho đầu tư nước ngoài, vẫn chưa xoay chuyển được sự suy giảm sản lượng dầu của nước này. Trong năm 2015, sản lượng trung bình hàng tháng của Mexico đạt 2,32 triệu thùng dầu/ngày hoặc giảm 4,7% so với sản lượng trung bình hàng tháng của quốc gia này năm 2014.
Hoạt động khoan của Mexico giảm 54% trong năm 2015, với số lượng giếng khoan chỉ còn 244 giếng. Năm 2016 dự kiến sẽ giảm thêm 18%. Vào tháng 6/2015, Pemex đã công bố phát hiện lớn nhất của họ trong vòng 5 năm, bao gồm 4 mỏ mới trong khu vực nước nông gần mỏ Cantarell. Dự kiến sẽ bắt đầu khai thác một số trong các mỏ trên trong vòng 16 tháng.
Nam Mỹ
Khi giá dầu rơi tự do thì hoạt động khoan ở khu vực Nam Mỹ trong năm ngoái cũng giảm, mặc dù không quá nghiêm trọng như các khu vực khác nhờ vào vai trò lớn của các công ty dầu quốc gia. Số lượng giếng khoan trong khu vực này đã giảm 6,6% còn 3.428 giếng. Theo dự báo, năm 2016 sẽ còn tiếp tục giảm 10,9%, còn 3.055 giếng. Tuy nhiên, sản lượng dầu của khu vực tăng 2,0% trong năm 2015, đạt 7,71 triệu thùng/ngày.
Columbia
Hoạt động trong lĩnh vực thượng nguồn của quốc gia này tiếp tục phát triển nhờ số lượng đông đảo chuyên gia tới từ Venezuela. Sau thời gian chậm trễ tạm thời trong năm 2014, sản lượng dầu của Columbia đã tăng thêm 1,0%, một lần nữa đạt 1,0 triệu thùng/ngày. Hai nhà sản xuất lớn nhất của Columbia, Công ty Dầu Quốc doanh Ecopetrol và Pacific Rubiales, chiếm tối thiểu 85% tổng sản lượng dầu. Tuy nhiên, theo xu thế chung của toàn cầu, hoạt động khoan được dự đoán sẽ giảm 19%, còn 54 giếng.
Brazil
Năm 2015, Brazil vẫn là nước sản xuất dầu lớn thứ hai khu vực Nam Mỹ, sau Venezuela, với sản lượng tăng 9,6%, đạt 2,47 triệu thùng/ngày. Theo EIA, một phần sản lượng ngày càng tăng đến từ các trầm tích dầu “dưới muối” ngoài khơi của Brazil, chiếm khoảng 25% tổng sản lượng của Brazil vào tháng 4/2015 và tăng 63% so với năm trước. Tháng 7/2015, sản lượng dầu “dưới muối” đạt mức kỷ lục 865.000 thùng/ngày, do các giếng mới được đưa vào khai thác tại bể Santos. Hoạt động khoan ở Brazil dự đoán sẽ giảm 10,6%, còn 525 giếng, trong đó có 88 giếng ngoài khơi.
Venezuela
Số lượng giếng khoan đã giảm khoảng 4% trong năm 2015, còn 808 giếng. Dự kiến trong năm 2016 sẽ giảm thêm 9%, còn 735 giếng. Sản lượng dầu đã giảm khoảng 70.000 thùng/ngày, xuống còn 2,83 triệu thùng/ngày. Năm 2015, Eni bắt đầu đưa mỏ khí Perla có trữ lượng 17 nghìn tỷ ft3 ở vịnh Venezuela vào sản xuất. Theo Eni, Perla là mỏ khí ngoài khơi lớn nhất đã được phát hiện cho đến nay ở Mỹ Latinh và là mỏ khí đầu tiên được đưa vào khai thác ngoài khơi enezuela. Liên doanh này do Eni nắm giữ 50% cổ phần và Repsol 50% cổ phần.
Guyana
ExxonMobil và Production Guyana Ltd. đã thông báo về một phát hiện dầu lớn trong năm 2015 tại Lô Stabroek cách bờ 12 dặm, ngoài khơi Guyana. Giếng được khoan tới độ sâu 17.825ft tại vùng nước sâu 5.719ft và phát hiện được cột cát kết chứa dầu chất lượng cao dày 295ft.
Tây Âu
Một số mỏ mới ở thềm lục địa Na Uy và Anh trong năm 2015 đã đi vào hoạt động, đưa sản lượng dầu khu vực này tăng thêm 14,6%, đạt 3,21 triệu thùng/ngày. Hoạt động khoan giảm khoảng 5%, còn 520 giếng, trong đó có 446 giếng ngoài khơi. Năm 2016, số lượng giếng khoan được dự báo sẽ giảm 8,7% xuống còn 475 giếng, trong đó có 398 giếng ngoài khơi.
Na Uy
Năm 2015 là một năm hoạt động tích cực trên thềm lục địa của Na Uy, với sản lượng dầu tăng trong năm thứ hai liên tiếp và đạt trung bình 1,90 triệu thùng/ngày. Hoạt động khoan đã tăng 14,7% trong năm 2015, gần tới mức kỷ lục 250 giếng. Năm 2016 được dự đoán sẽ giảm 15,2% số lượng giếng khoan, còn 212 giếng.
Theo Tổng cục Dầu khí Na Uy (NPD), 4 mỏ mới đã đi vào hoạt động trong năm 2015. Theo NPD, có 11 phát hiện mới ở Biển Bắc và 6 phát hiện khác ở biển Na Uy, tuy nhiên hầu hết là các phát hiện nhỏ. Vào tháng 1/2015, Bộ Dầu khí và Năng lượng của Na Uy mở đợt cấp phép thứ 23 cho 57 lô hoặc các phần của lô. Lần cấp phép này đã thu hút hồ sơ từ 26 công ty và kết quả dự kiến sẽ được công bố vào nửa đầu năm 2016. Trong tháng 4/2015, Bộ Dầu khí và Năng lượng của Na Uy đã công bố mở APA 2015 (đợt cấp phép cho các khu vực xác định), bao gồm các khu vực đã được thăm dò nhiều nhất trên thềm lục địa Na Uy. Kết quả của đợt APA này có 56 giấy phép thăm dò được trao cho 22 nhà điều hành.
Vương quốc Anh
Vào tháng 1/2016, Hiệp hội thương mại dầu khí Anh (Oil & Gas UK) - đại diện cho ngành công nghiệp ngoài khơi của Anh - đã mừng lần tăng sản lượng dầu khí đầu tiên của quốc gia này sau hơn 15 năm. Deirdre Michie - Giám đốc điều hành của Hiệp hội cho biết: “Theo dữ liệu của Chính phủ trong 10 tháng đầu năm 2015, tổng sản lượng dầu khí được khai thác trên thềm lục địa Anh quốc đã tăng 8,6% so với năm 2014, với sản lượng sản phẩm lỏng tăng 10,6% và khí tăng 6,1%”. Thực tế, theo phân tích của World Oil về số liệu của chính phủ cho thấy sản lượng dầu thô và condensate của Anh đã tăng gần 10%, đạt trung bình 913.700 thùng dầu/ngày.
Trong tháng 7/2015, Cơ quan Dầu mỏ và Khí đốt OGA (Oil and Gas Authority) - quản lý các hoạt động dầu khí của Anh đã trao thêm 41 giấy phép hoạt động ngoài khơi trong khuôn khổ đợt cấp phép ngoài khơi lần thứ 28 (lượt đầu tiên đã cấp 134 giấy phép vào cuối năm 2014, các giấy phép còn lại bị trì hoãn để chờ sàng lọc bổ sung về môi trường). Trong tháng 12, OGA chào 159 lô trên bờ, được kết hợp thành 93 giấy phép, là một phần của vòng cấp phép lần thứ 14 cho hoạt động dầu khí trên bờ của quốc gia này. Khoảng 75% của 159 lô được chào liên quan đến các nguồn phi truyền thống. Hoạt động khoan của Anh đã giảm 9% trong năm 2015, còn 161 giếng, trong đó có 140 giếng ngoài khơi. Số lượng giếng khoan năm 2016 dự báo sẽ giảm thêm 9,9% xuống còn 145 giếng, trong đó có 137 giếng ngoài khơi.
Hà Lan
Tháng 11/2015, một tòa án của Hà Lan đã quyết định hạn chế sản lượng tại mỏ khí Groningen. Tòa đặt sản lượng trần ở mức 27 tỷ m3 cho năm 2015 kể từ ngày 1/10, quyết định này đã được chính phủ phê chuẩn.
Đông Âu và Liên Xô cũ
Do các nhà điều hành dầu khí của Nga tiếp tục khoan ở mức độ như năm 2014 hoặc cao hơn nên hoạt độngkhoan của khu vực đã tăng 9,5%, đạt 8.605 giếng. Năm 2016, các nhà điều hành sẽ bắt đầu giảm tốc, mức giảm thấp hơn 7,7% ở hầu hết các khu vực, với số lượng giếng dự kiến là 7.940 giếng. Với việc các nhà sản xuất Nga hoạt động ở mức gần hết công suất, sản lượng dầu trên toàn khu vực đã tăng 0,9%, lên 13,64 triệu thùng/ngày.
Nga
Hoạt động sản xuất dầu của Nga tỏ ra đặc biệt kiên cường trước áp lực giá dầu liên tục đi xuống năm 2015, đạt mức kỷ lục trong tháng 12. Theo Reuters, Nga đã khai thác 10,83 triệu thùng/ngày vào tháng 12, tăng từ mức 10,78 triệu thùng/ngày của tháng 11. Dù giá dầu khí thấp, các nhà điều hành của Nga vẫn tăng hoạt động khoan thêm 13% và Rosneft, nhà sản xuất lớn nhất, tăng đến 30% số lượng giếng khoan.
Tháng 5/2015, Total cũng đã bắt đầu sản xuất khí và condensate từ mỏ Termokarstovoye trên bờ, điều hành bởi Terneftegas, một liên doanh giữa Novatek (chiếm 51%) và Total (chiếm 49%), ở khu tự trị Yamalo Nenets của Nga. Trong tháng 11, Gazprom Neft thông báo tấn dầu thứ một triệu đã được sản xuất tại mỏ Prirazlomnoye - mỏ khai thác dầu đầu tiên và duy nhất tại thềm lục địa Bắc cực của Nga.
Châu Phi
Mặc dù châu Phi là một trong hai khu vực giảm sản lượng dầu trong năm 2015, song mức giảm vẫn ít hơn 1%, với sản lượng trung bình là 7,80 triệu thùng/ngày. Do một số bất ổn trong khu vực, hoạt động khoan ở châu Phi đã giảm 14% trong năm 2015. Số lượng giếng khoan dự báo sẽ tiếp tục giảm 17,9%, còn 1.052 giếng. Hoạt động khoan ngoài khơi giảm 13,3%, còn 327 giếng.
Nigeria
Nigeria là nước sản xuất dầu hàng đầu của châu Phi và nước xuất khẩu LNG lớn thứ năm trên thế giới. Năm 2014, sản lượng dầu thô của Nigeria giữ ở mức khoảng 2,2 triệu thùng/ngày, nhưng năm 2015 đã giảm 3,9% xuống còn 2,1 triệu thùng/ngày. Xuất khẩu dầu thô ngọt nhẹ của Nigeria đã bị ảnh hưởng mạnh bởi sản lượng dầu đá phiến nhẹ của Mỹ. Trước năm 2012, dầu thô Nigeria chiếm từ 9% đến 11% tổng sản lượng nhập khẩu của Mỹ. Hiện khối lượng này đã giảm xuống dưới 1% (khoảng 300.000 thùng).
Hoạt động thăm dò khai thác trong năm 2015 bao gồm việc bắt đầu sản xuất ở dự án Bonga pha 3 của Shell Nigeria với sản lượng đỉnh dự kiến là 50.000 thùng dầu quy đổi/ngày. Trong khi đó, các công ty dầu quốc tế đã bán các tài sản trên bờ ở đồng bằng sông Niger. Trong tháng 3, Eni đã bán ba trong số hợp đồng thuê của mình (OML 18, 24 và 29) cho các công ty Nigeria với giá 1 tỷ USD. Cùng thời điểm, Shell Nigeria đã bán 30% cổ phần trong OML 18 với giá 737 triệu USD. Sau khi giảm 14% năm 2015, số lượng giếng khoan dự kiến sẽ giảm thêm 12,4%, xuống còn 78 giếng.
Angola
Sản lượng dầu thô của Angola đạt 1,81 triệu thùng/ ngày năm 2015, tăng 5,9% so với sản lượng 1,70 triệu thùng/ngày của năm 2014. Từ năm 2002 đến năm 2008, sản lượng dầu trung bình tăng ở mức 15%, nhờ các phát hiện ở khu vực nước sâu trong những năm 1990. Vào tháng 3/2015, ExxonMobil bắt đầu khai thác từ dự án phát triển Kizomba Satellites pha 2 tại Lô 15 và sẽ đạt sản lượng đỉnh ở mức 70.000 thùng dầu/ngày. Cũng tại Lô 15, Eni đón dòng dầu đầu tiên từ mỏ dầu Cinguvu trong tháng 3/2015 (100.000 thùng dầu/ngày) và mỏ Mpungi trong tháng 1/2016 (100.000 thùng dầu/ngày). Tuy nhiên, số lượng giếng khoan đã giảm 20% năm 2015 (toàn bộ là ở ngoài khơi) và dự đoán sẽ giảm thêm 19,3%, còn 146 Rosneft và Mozambique Offshore đã giành được giấy phép cho ba lô bổ sung. Về phía Bắc, trữ lượng khí tự nhiên lớn nhất của Đông Phi (55 nghìn tỷ ft3) sau Mozambique đã được phát hiện ngoài khơi Tanzania. Liên danh đối tác của Statoil và ExxonMobil đã có các phát hiện tổng cộng lên tới 22 nghìn tỷ ft3. Ngoài ra, giếng Kamba-1 của Tập đoàn BG cũng đã tìm thấy 1,03 nghìn tỷ ft3 khí vào tháng 10/2014. Các nhà điều hành trong khu vực dự kiến sẽ hợp tác trong việc xây dựng một nhà máy LNG để xuất khẩu khí đốt sang châu Á.
Ở Đông Phi, Tullow Oil đã phát hiện khoảng 2,3 tỷ thùng tài nguyên trên đất liền Đông Phi, với những phát hiện ở Kenya và Uganda. Trong khi đó, Maersk Oil giành được 3 giấy phép thăm dò trên đất liền ở Kenya và 2 giấy phép nữa ở Ethiopia.
Trung Đông
Trung Đông tiếp tục là khu vực mạnh nhất về hoạt động thượng nguồn, nơi sản lượng dầu khai thác tăng mạnh 6% trong năm qua, đạt trung bình 26,03 triệu thùng/ngày. Trong khi các công ty nhà nước theo đuổi những mục tiêu dài hạn, hoạt động khoan của khu vực tăng 1,7%, lên 3.278 giếng. Dự kiến năm 2016 sẽ tăng nhẹ lên 3.283 giếng.
Các quốc gia khác
Tullow Oil có trụ sở tại Anh tiếp tục hoạt động khai thác tại mỏ Jubilee ngoài khơi Ghana vào tháng 8 với mức 105 nghìn thùng/ngày và 100 triệu ft3 khí/ngày. Sản lượng khai thác dầu đã giảm xuống 65 nghìn thùng/ ngày trong khi các vấn đề kỹ thuật đang được giải quyết với hệ thống nén khí. Trong lúc đó, hoạt động thăm dò ngoài khơi Ghana đang tập trung vào khu vực Cape Three Points - nơi Lukoil đã có phát hiện vào tháng 9/2014.
Trong năm 2015, Mauritania đã gặt hái kết quả sau hàng thập kỷ thăm dò với một phát hiện “mở màn” của Kosmos Energy (Hoa Kỳ) tại Tổ hợp ngoài khơi Greater Tortue ở Lô C-8. Giếng Tortue-1 gặp tầng sản phẩm hydrocarbon dày 107m trong thành hệ Cenomanian sớm. Trong khi đó, ở cuối phía Nam của lục địa, một khu vực thăm dò đang được hoạt động ngoài khơi Nam Phi. Tháng 10, Statoil hoàn thành một giao dịch mua cổ phần với ExxonMobil và có được 35% cổ phần trong khu vực Tugela South, ngoài khơi phía Đông Nam Phi ở vùng nước sâu lên đến 1.800m. Cam kết công việc từ năm 2015 đến 2017 bao gồm thu thập dữ liệu địa chấn 3D và các nghiên cứu địa chất và địa vật lý (G&G studies).
Trong tháng 12/2015, Anadarko đã công bố việc ký kết 90% các thỏa thuận cung cấp với khách mua châu Á để dự án LNG 15 tỷ USD ngoài khơi Mozambique sớm đạt kết quả mong đợi. Trong khi đó, Eni và 3 đối tác đã được trao giấy phép cho Lô A5-A, sau vòng đấu thầu cạnh tranh lần thứ 5 của Mozambique. Consortium gồm ExxonMobil, động thượng nguồn, nơi sản lượng dầu khai thác tăng mạnh 6% trong năm qua, đạt trung bình 26,03 triệu thùng/ngày. Trong khi các công ty nhà nước theo đuổi những mục tiêu dài hạn, hoạt động khoan của khu vực tăng 1,7%, lên 3.278 giếng. Dự kiến năm 2016 sẽ tăng nhẹ lên 3.283 giếng.
Saudi Arabia
Mặc dù dư thừa nguồn cung dai dẳng đã khiến giá dầu thô chuẩn xuống mức thấp trong 12 năm qua, Saudi Arabia vẫn khai thác và xuất khẩu dầu ở mức kỷ lục. Tháng 1/2015, kim ngạch xuất khẩu dầu thô của Saudi Arabia tăng 7,8%, đạt mức cao nhất trong 11 tháng. Nước xuất khẩu dầu lớn nhất thế giới này đã vận chuyển bán ra nước ngoài 7,47 triệu thùng/ngày trong tháng 1/2015, so với 6,93 triệu thùng/ngày trong tháng 12/2014. Nước này đã khai thác 9,59 triệu thùng dầu/ngày trong tháng 1/2015, tăng 0,5% (50.000 thùng/ngày) so với tháng 12/2014. Vào giữa năm, Saudi Aramco tiếp tục tăng cường cuộc chiến giành thị phần bằng cách nâng sản lượng khai thác lên mức cao trong 30 năm với 10,46 triệu thùng dầu/ngày, làm tăng thêm mức dư thừa toàn cầu và tăng sức ép giảm giá dầu. Nửa cuối năm 2015, Saudi giảm sản xuất hàng tháng xuống mức trung bình 10,22 triệu thùng dầu/ngày, giảm 2,5% so với mức đỉnh điểm của tháng 6. Nước này đã tăng tổng sản lượng khai thác trung bình 6,8% trong năm 2015 (đạt 10,20 triệu thùng dầu/ngày).
Trong năm 2015, số lượng giếng khoan tăng 21%, lên 617 giếng, trong đó có 92 giếng ngoài khơi. Năm 2016, số lượng giếng được dự đoán tăng nhẹ lên 622 giếng (trong đó có 89 giếng ngoài khơi).
Iraq
Sản lượng dầu thô của Iraq tiếp tục tăng cao trong năm 2015, đưa Iraq trở thành quốc gia khai thác dầu tăng trưởng nhanh nhất OPEC, bất chấp tình trạng bất ổn ở khu vực phía Bắc nước này. Trong nửa đầu năm 2015, sản lượng dầu hàng tháng đạt trung bình 3,7 triệu thùng/ngày, nhưng đã tăng mạnh trong nửa cuối năm, trung bình 4,2 triệu thùng/ngày, với tháng 11 đạt được sự ổn định ở mức 4,31 triệu thùng/ngày. Việc gia tăng năng lực khai thác tương ứng với mức tăng hàng năm 13,5% và là mức cao nhất mà Iraq đạt được kể từ năm 1962.
Tại Đông Bắc Iraq, hoạt động khoan trong khu vực Kurdistan đã khẳng định một phát hiện vào năm 2014, khi giếng Shewashan-2 đạt độ sâu 2.573m vào tháng 10 và kết thúc ở thành hệ Shiranish thuộc kỷ Cretaceous. Giếng này cũng khẳng định tính khả thi về thương mại của giếng phát hiện ban đầu và xác định một khu vực khai thác rộng 122km2. Tổng số có 148 giếng khoan, giảm từ 221 giếng năm 2014. Năm 2016 dự kiến tăng nhẹ lên 153 giếng.
Iran
Trong năm 2015, Iran vẫn tiếp tục hoạt động trong khuôn khổ lệnh trừng phạt của EU và cộng đồng quốc tế. Mặc dù có những hạn chế, nước này vẫn bơm dầu thô trung bình hàng tháng 3,17 triệu thùng/ngày và đạt mức đỉnh của năm 2015 trong tháng 12 Với việc dỡ bỏ lệnh trừng phạt, Iran lên kế hoạch phục hồi doanh thu bán dầu, chứ không hạn chế khai thác, để giúp ổn định thị trường dầu thô. Nước này dự định khôi phục sản lượng đến mức từng đạt được trước khi sự kiềm chế kinh tế giới hạn sản lượng của Iran. Điều này có nghĩa là bơm lên đến 4,0 triệu thùng dầu/ngày trong vòng 7 tháng kể từ khi gỡ bỏ lệnh trừng phạt, và sau đó lên 4,7 triệu thùng dầu/ngày, càng sớm càng tốt.
Đông Địa Trung Hải
Vào tháng 8, Eni thông báo đã có một phát hiện khí lớn tại khu vực triển vọng nước sâu Zohr, ngoài khơi Ai Cập. Tập đoàn này cho biết phát hiện trên có thể chứa đến 30 nghìn tỷ ft3 khí sạch tại chỗ. Trong tháng 12, Noble Energy thông báo rằng chính phủ Israel đã hành động để thực hiện chương trình “Khuôn khổ Khí tự nhiên”. Theo công ty có trụ sở tại Houston này, khuôn khổ thiết lập sự ổn định và chắc chắn về pháp lý cần thiết để tiến hành phát triển cả khu vực Tamar mở rộng và mỏ Leviathan.
Nam Á
Hoạt động khoan đã giảm 8% xuống 685 giếng, trong đó có 66 giếng ngoài khơi. Trong năm nay dự kiến sẽ giảm thêm 4,8% xuống còn 652 giếng, trong đó có 62 giếng ngoài khơi. Khai thác dầu mỏ của khu vực hầu như không thay đổi, ở mức 859.700 thùng/ngày.
Ấn Độ
Là nước đông dân thứ hai thế giới, Ấn Độ được xem là quốc gia tiêu thụ hơn là quốc gia sản xuất dầu khí. Trong khi Ấn Độ sản xuất khoảng 1 triệu thùng dầu/ ngày, nước này cũng phải nhập khẩu gần 3 triệu thùng dầu/ngày để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của người tiêu dùng và công nghiệp. Mức thiếu hụt khí tự nhiên xấp xỉ 500 triệu ft3/ngày, được đáp ứng thông qua nhập khẩu LNG.
Với sự sụt giảm mạnh cả giá dầu lẫn khí, nền kinh tế của Ấn Độ đã hưởng lợi thông qua việc giảm đáng kể chi phí nhập khẩu dầu mỏ và khí đốt của mình. Tuy nhiên, Tập đoàn dầu khí quốc doanh hàng đầu ONGC đã được chính phủ giao nhiệm vụ tăng cường khai thác trong nước, với sản lượng đã bị giảm nhẹ trong năm 2015 xuống 761.700 thùng dầu/ngày. Hoạt động khoan năm nay dự kiến sẽ giảm 4,5%, xuống 569 giếng.
Viễn Đông
Xét về mặt thống kê, hiện trạng Trung Quốc cũng giống như toàn bộ khu vực. Sản lượng của Trung Quốc đã đẩy sản lượng khai thác dầu của cả khu vực tăng 1,7%, lên mức trung bình 6,17 triệu thùng/ngày trong năm 2015.Hoạt động khoan sẽ gần như không thay đổi trong năm nay, với 23.360 giếng.
Trung Quốc
Theo ước tính của EIA, biển Hoa Đông có khoảng 200 triệu thùng dầu và khoảng 2 nghìn tỷ ft3 khí thuộc trữ lượng đã xác minh và trữ lượng có khả năng. Tuy nhiên, do kinh tế Trung Quốc đang tăng trưởng với tốc độ chậm nhất trong 25 năm qua, nước này đang giảm bớt tiêu thụ dầu khí. Chính phủ đang giảm giá khí tự nhiên cho các khách hàng công nghiệp để kích cầu. Do kinh tế tăng trưởng chậm lại, Trung Quốc đã thực hiện 6 lần cắt giảm lãi suất trong năm 2015 nhằm nỗ lực chống lại sức ép giảm phát.
Trong nỗ lực nhằm bảo vệ các nhà sản xuất trong nước khỏi sự sụt giá, nước này cũng từ chối điều chỉnh giá nhiên liệu, chừng nào dầu thô ở dưới mức 40USD/thùng. Trung Quốc đã lựa chọn thúc đẩy an ninh và bảo tồn năng lượng, cũng như cải thiện chất lượng nhiên liệu, bằng cách sử dụng lợi nhuận từ việc bán nhiên liệu dưới mức 40USD.
Trong môi trường đó, các công ty điều hành của Trung Quốc đã cố gắng đạt được mức tăng sản lượng 2,1%, lên 3,85 triệu thùng dầu/ngày. Mức tăng này đạt được bằng cách duy trì hoạt động khoan ở mức cao. Năm 2016, dự kiến số lượng giếng sẽ giảm nhẹ xuống còn 22.050.
Theo EIA, tầng phiến sét của Trung Quốc chứa 1,115 triệu tỷ ft3 khí có thể thu hồi, cũng như số lượng đáng kể dầu trong đá chặt sít. Tuy nhiên, mỏ Changqing, nằm ở Tây Bắc bể Ordos của Trung Quốc, nơi sản xuất đạt đỉnh ở mức 500.000 thùng dầu/ngày vào năm 2014, đã giảm sản lượng đáng kể, do giảm hoạt động khoan và cắt giảm chi phí cho thăm dò khai thác. Ngoài ra, mỏ Fuling đang không hoạt động vì thiếu người mua.
Indonesia
Sau 7 năm vắng bóng, trong tháng 12, Indonesia đã tái gia nhập OPEC như một quốc gia tiêu thụ dầu. Việc khởi động khai thác mỏ dầu Banyu Urip (Java, Indonesia) là nguồn bổ sung duy nhất và lớn nhất cho nguồn cung ứng toàn cầu năm 2015. Tuy nhiên, khói mù từ các đám cháy rừng trên đảo Sumatra đã gây trở ngại đáng kể cho việc khai thác vào tháng 10. Ô nhiễm ngày càng tăng đã ảnh hưởng đến ngành công nghiệp của đất nước, do các mỏ dầu buộc phải tiến hành bảo trì thường xuyên hơn, và các nhân viên không thể làm việc hiệu quả do chất lượng không khí kém. Hàng trăm giếng dầu đã phải đóng cửa trong năm 2015 và sản lượng dầu thô giảm xuống dưới 800.000 thùng dầu/ngày trong tháng 10. Nhìn chung, sản lượng của Indonesia đã giảm 0,6% trong năm 2015, đạt 841.000 thùng dầu/ngày.Hoạt động khoan giảm 16% xuống 539 giếng, trong đó có 152 giếng ngoài khơi. Năm 2016, tổng số giếng dự kiến là 522.
Nam Thái Bình Dương
Sản xuất dầu trong khu vực đã giảm nhẹ xuống mức 461.400 thùng/ngày chủ yếu là do giảm sản lượng tại Úc. Hoạt động khoan bị ảnh hưởng đáng kể bởi giá dầu khí thấp, giảm 27%, xuống 206 giếng. Năm 2016, dự đoán mức giảm sẽ là 10,2%, còn 185 giếng.
Australia
Kết thúc năm 2015 với sản lượng khai thác trung bình đáng thất vọng ở mức 325.000 thùng dầu/ngày Australia vẫn phát triển cả trên đất liền và ngoài khơi.Một phát triển quan trọng đã diễn ra trong năm 2015, khi Australia Pacific LNG bắt đầu khai thác vào tháng 12 và xuất khẩu chuyến hàng LNG đầu tiên của mình trong tháng 1/2016.
Woodside cũng đã có những bước tiến trong năm 2015 với dự án North West Shelf (NWS) trị giá 2 tỷ USD và pha 2 của mỏ Greater Western Flank đã được phê chuẩn. Công ty sẽ phát triển 1,6 nghìn tỷ ft3 khí chưa xử lý từ tổ hợp các mỏ Keast, Dockrell, Sculptor, Rankin, Lady Nora và Pemberton. Tuy nhiên, việc khởi động chính thức được dự kiến vào nửa cuối năm 2019.
Dự án Gorgon 54 tỷ USD của Chevron dự kiến sẽ bắt đầu xuất bán LNG trong Quý 1/2016.
New Zealand
Việc cấp 9 giấy phép thăm dò mới cho Lô Offer 2015 đã diễn ra trong tháng 12. Hàng chào bao gồm 3 giấy phép trên đất liền và 6 giấy phép ngoài khơi, tất cả đều thuộc bể Taranaki. Chính phủ hy vọng điều này sẽ giúp khởi động lại hoạt động khoan hiện đang ở mức đáng thất vọng với 7 giếng khoan trong năm ngoái, so với 21 giếng trong năm 2014. Tuy nhiên, trong ngắn hạn, dự đoán sẽ giảm thêm xuống 5 giếng trong năm 2016.
Papua New Guinea
Sau khi Total đảm đương quyền điều hành trong tháng 8 với Giấy phép Sở hữu Dầu khí 15, ở Gulf Province, dự án LNG Papua đã tiến triển với việc xây dựng liên do- anh Elk-Antelope. Ngoài ra, dự án PNG LNG, do ExxonMo- bil điều hành, đã đạt chuyến hàng LNG thứ 100 vào tháng 6/2015. Hoạt động khoan giảm vừa phải, với 10 giếng, so với 13 giếng năm 2014. Dự báo số lượng giếng năm 2016.