Kết thúc phiên này, tại sàn giao dịch điện tử Bangkok (Thái Lan), giá dầu ngọt nhẹ hay còn gọi là dầu chuẩn Tây Texas (WTI) giao tháng 1/2013 tăng nhẹ 4 xu, lên 87,22 USD/thùng, trong khi giá dầu Brent Biển Bắc giao cùng kỳ hạn lại hạ 7 xu, xuống còn 109,80 USD/thùng.
Báo cáo "Triển vọng kinh tế" mới nhất của OECD công bố ngày 27/11 đã nhận định rằng tăng trưởng kinh tế toàn cầu sẽ sụt giảm mạnh trong năm 2013 và cuộc khủng hoảng nợ công ở Eurozone hiện vẫn là mối đe dọa lớn nhất đối với nền kinh tế thế giới. Theo đó, OECD đã hạ tốc độ tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm tới xuống còn 1,4%, từ mức dự báo trước đó là 2,2%. Cũng theo OECD, Mỹ - nền kinh tế lớn nhất thế giới - sẽ đạt mức tăng trưởng 2,2% trong năm 2012 và 2,0% năm 2013, so với dự báo công bố hồi tháng 5 lần lượt là 2,4% và 2,6%. Trong khi đó, tổ chức này cũng dự báo rằng nền kinh tế Eurozone sẽ sụt giảm 0,4% và 0,1% trong năm 2012 và 2013. Trước đó, OECD từng dự báo kinh tế Eurozone sẽ sụt giảm 0,1% trong năm nay, trước khi tăng trưởng 0,9% vào năm sau. Báo cáo trên đã tác động không mấy tích cực tới thị trường năng lượng châu Á trong ngày giao dịch 28/11, bởi nó làm dấy lên những lo ngại về nhu cầu tiêu thụ dầu mỏ trên toàn cầu. Cũng trong phiên này, giá xăng giảm 0,2 xu, xuống còn 2,698 USD/gallon (1 gallon = 3,78 lít); giá khí tự nhiên cũng hạ 2,1 xu, xuống còn 3,748 USD/1.000 feet khối; trong khi giá dầu sưởi ấm lại tăng 0,8 xu, lên 3,033 USD/gallon.
Đêm trước (27/11), giá dầu tại thị trường Mỹ tiếp tục giảm sâu, bất chấp các số liệu kinh tế tích cực từ Mỹ và cuộc thương lượng giữa các Bộ trưởng tài chính Eurozone với IMF đã đạt được sự thống nhất về các biện pháp để giảm nợ và giải ngân khoản cứu trợ tiếp theo giành cho Aten nhằm giúp nước này thoát khỏi bờ vực phá sản, bởi theo nhiều nhà đầu tư vẫn tỏ ra hoài nghi về hiệu quả của động thái này đối với nền kinh tế Hy Lạp.
Chốt phiên này, giá dầu ngọt nhẹ Niu Yooc tại Mỹ giao tháng 1/2012 giảm 56 xu, xuống 87,18 USD/thùng. Trong khi tại Luân Đôn, giá dầu Brent Biển Bắc giao cùng kỳ hạn cũng hạ 1,05 USD còn 109,87 USD/thùng.
Chuyên gia phân tích Matt Smith thuộc công ty Summit Energy cho biết: “Một vài số liệu kinh tế đáng khích lệ đã xuất hiện tại Mỹ, song thị trường dường như chỉ tập trung vào những gì đang diễn ra tại Châu Âu”. Đầu phiên này, giá dầu có xu hướng đi lên ngay sau khi các Bộ trưởng tài chính Eurozone và IMF đã đi đến nhất trí cắt giảm số nợ trị giá 40 tỷ Euro (52 tỷ USD) cho Hy Lạp đưa tỷ lệ nợ của nước này xuống 124% GDP vào năm 2020, dưới 110% GDP vào năm 2022 và sau đó sẽ giải ngân 43,7 tỷ euro khoản cứu trợ tiếp theo cho “Xứ sở các vị thần” sau nhiều thagns trì hoãn. Tuy nhiên, trước thông tin này, hãng xếp hàng tín dụng Fitch đã nhận định rằng: “Thỏa thuận giữa Eurozone và IMF có thể ngay lập tức xoa dịu mối đe dọa về nguy cơ Hy Lạp bị vỡ nợ và phải ra khỏi Liên minh tiền tệ gồm 17 quốc gia này. Song câu hỏi chính được đặt ra lúc này là gói cứu trợ sẽ được sử dụng như thế nào và những rủi ro tài chính tài chính đối với nước này vẫn còn rất cao”. Trong khi, nhà phân tích thị trường Phil Flynn thuộc tập đoàn Price Futures Group cho rằng: “Gói cứu trợ này có thể sẽ không mang lại nhiều phép màu như người ta kỳ vọng bởi thị trường vẫn chưa chắc chắn rằng liệu món này có thể sẽ không mang lại nhiều phép màu như người ta kỳ vọng, bởi thị trường vẫn chưa chắc chắn rằng liệu món tiền này có được sử dụng hiệu quả hay không”.
Thêm vào đó, mối lo ngại dai dẳng về “vách đá tài chính” của Mỹ với các kế hoạch cắt giảm chi tiêu công và tăng thuế cũng đè nặng lên tâm lý của giới đầu tư năng lượng, khiến giá dầu không thể níu đà tăng ở đầu phiên và quay đầu đi xuống.
Minh Trang
(Theo KTVN&TG)