Cũng trong phiên 3/1, giá bán xăng bán buôn giảm 0,3 xu xuống 2,7925 USD/gallon, trong khi giá dầu sưởi ấm giảm nhẹ xuống 3,041 USD/gallon.
Theo các chuyên gia phân tích, tâm trạng hưng phấn cũng thị trường sau khi nước Mỹ né được “vách đá tài chính” vào phút chót đã xẹp xuống. Nhà đầu tư có ý thận trọng khi 2 tháng tới, nước Mỹ lại phải đối mặt với cuộc đàm phán cam go liên quan tới thỏa thuận tài chính. Kế hoạch cắt giảm chi tiêu chỉ bị trì hoãn trong trần nợ công. Ngân hàng DBS dự báo: Trong thời gian từ nay tới cuối tháng 2/2012, thị trường sẽ xoáy vào hai vấn đề: Việc nâng trần nợ và cắt giảm chi tiêu ngân sách tại Mỹ.
Mới đây, hãng Moody’s Investors Services tuyên bố mức xếp hạng tín dụng “AAA” của Mỹ có thể “gặp nguy” nếu các nghị sỹ nước này không có những bước đi tiếp theo nhằm hạ thâm hụt ngân sách – vốn đã vượt mốc 1.000 tỷ USD trong 4 năm qua.
Theo số liệu của cơ quan thông tin năng lượng Mỹ, nguồn cung dầu tại nước này trong tuần kết thúc vào ngày 21/12/2012 đứng ở mức 371 triệu/thùng, cao hơn 15,6% so với mức trung bình của 5 năm qua. Cũng trong thời gian này, sản lượng dầu của Mỹ đạt gần 7 triệu thùng/ngày, mức cao nhất kể từ tháng 12/1993.
Trong phiên 2/1, đồng USD yếu là một nhân tố hỗ trợ giá dầu. Đồng tiền xanh mất giá làm gia tăng nhu cầu đối với các hàng hóa được giao dịch bằng đồng tiền này, trong đó có dầu thô. Đặc biệt, thông tin khả quan về khu vực chế tạo của Trung Quốcc cũng nâng đỡ thị trường ít nhiều.
Theo thống kê chính thức, tháng 12/2012 là tháng thứ ba liên tiếp hoạt động chế tạo của Trung Quốc đi lên - một dấu hiệu cho thấy nền kinh tế này đã thoát khỏi giai đoạn trì trệ.
Trung Quốc là nền kinh tế lớn thứ hai thế giới và cũng là nước tiêu thụ năng lượng nhiều nhất hành tinh.
Hương Giang
(Theo KTVN&TG)