Bể trầm tích Cửu Long được thành tạo, phát triển và lấp đầy trầm tích bởi sự chi phối của môi trường lắng đọng lục địa trong suốt thời kỳ Oligocene và thời kỳ đầu của Miocene sớm. Mỗi giai đoạn phát triển của bể gắn liền với sự tồn tại/kết thúc và sự phong phú của các phức hệ hóa thạch bào tử phấn có nguồn gốc thủy sinh nước ngọt.
Sự thay đổi thành phần đại diện trong phức hệ hóa thạch này theo từng khu vực khác nhau phản ánh điều kiện thành tạo trầm tích cũng khác nhau. Cùng là môi trường hồ nước ngọt nhưng có sự khác nhau về kích thước, độ sâu của hồ giữa các khu vực, thời kỳ với nhau. Đồng thời, kết hợp với tướng hữu cơ để chính xác hóa môi trường lắng đọng liên quan đến chế độ năng lượng môi trường. Từ đặc trưng trên có thể luận giải mối liên hệ giữa kiến tạo với quy luật phân bố của các giống loài hóa thạch trong trầm tích Oligocene bể Cửu Long.
Từ khóa: Dynosit nước ngọt, hồ nước ngọt, phức hệ hóa thạch, tướng hữu cơ, môi trường lắng đọng, bể Cửu Long.
Hình 1: Sơ đồ các giếng khoan được nghiên cứu trong Bể Cửu Long
Chi tiết bài báo