Địa tầng phân tập vùng biển nước sâu
Địa tầng phân tập của các hệ thống nước sâu được tạo nên bởi mối quan hệ giữa các chu kỳ biến đổi đường bờ địa tầng trên thềm và các chu kỳ thay đổi tương ứng của dòng chảy trọng lực trong môi trường nước sâu.

Để nghiên cứu đặc điểm trầm tích vùng biển nước sâu việc áp dụng Địa tầng phân tập có ý nghĩa rất quan trọng. Cơ sở của Địa tầng phân tập vùng biển nước sâu không khác gì so với vùng biển nước nông. Tuy nhiên do đặc điểm trầm tích ở 2 vùng biển này có những nét khác nhau đòi hỏi phải rất lưu ý trong quá trình phân tích địa chấn địa tầng, địa vật lý giếng khoan và đối sánh với các tài liệu sinh địa tầng, thạch địa tầng, mẫu lõi... Quá trình trầm tích vùng nước sâu là giai đoạn cuối của các dòng trầm tích với không gian tích tụ nằm ở chân dốc sườn lục địa và vùng biển thăm nên các đặc điểm dòng chảy rối, quy luật lắng đọng do trọng lực, cảnh quan cấu kiến tạo địa hình địa mạo cũng có những nét riêng.

Địa tầng phân tập của các hệ thống nước sâu được tạo nên bởi mối quan hệ giữa các chu kỳ biến đổi đường bờ địa tầng trên thềm và các chu kỳ thay đổi tương ứng của dòng chảy trọng lực trong môi trường nước sâu.

Chu kỳ địa tầng trong môi trường nước sâu phản ánh sự tương tác của quá trình tích tụ và trầm tích trên thềm, khống chế bởi quỹ đạo bờ, cung cấp trầm tích cho mép thềm và thời gian của tất cả các yếu tố của khung địa tầng phân tập. Xu hướng địa tầng được xác định bởi những thay đổi về loại, thể tích và thành phần của dòng trọng lực trong chu kỳ vận chuyển đường bờ trên thềm, cung cấp các tiêu chí chẩn đoán để xác định hệ thống trầm tích vùng nước sâu và bề mặt ranh giới. Sự biến đổi của quá trình trầm tích tạo nên các hệ thống phản ánh các đơn vị kiến tạo và trình tự lắng đọng của từng bể trầm tích, và cần phải được hợp lý hóa trong từng trường hợp cụ thể. Các đường đồng mức hiện tại có thể hoàn chỉnh thêm quá trình trầm tích của sự phân tập nước sâu, nhưng không phải là các yếu tố xác định các hệ thống trầm tích nước sâu và các mặt ranh giới.

Việc áp dụng địa tầng phân tập cho vùng nước sâu phụ thuộc vào việc xây dựng các mặt cắt tổng hợp minh họa thời gian tương đối của các loại dòng chảy trọng lực khác nhau ở quy mô khu vực. Tính chu kỳ liên quan đến định nghĩa của các tập được mô tả tổng hợp so với quy mô địa phương. Nơi tích tụ của các yếu tố trầm tích phụ thuộc vào vị trí của các điểm bắt đầu xảy ra trầm tích dọc theo mép thềm, các loại quá trình dòng chảy trọng lực và hình thái đáy biển. Sự dịch biến đổi chu kỳ của các yếu tố trầm tích nước sâu làm tăng thêm khác biệt của xu hướng địa phương và khu vực về cả thời gian và tần số của chu kỳ, thời gian của xu hướng thô hoặc mịn dần lên và thời gian thành tạo trầm tích hạt thô. Các chu trình trầm tích xác định bởi các xu hướng địa phương không nên nhầm với các chu trình địa tầng được xác định tổng hợp trong khu vực.

Trên hình 10.46 là mô hình thể hiện các dấu hiệu trầm tích vùng nước sâu, các mặt ngập lụt cực đại tương ứng với mặt cắt đặc sít phủ lên quạt sườn được sử dụng có hiệu quả để xác định các dấu hiệu địa tầng phân tập. Do các đặc điểm trầm tích vùng biển nước sâu có khác với vùng nước nông nên trong thực tế khi áp dụng mô hình phân chia , trầm tích cần lưu ý. Thí dụ trên hình 10.47 cho thấy không có sự kết nối trầm tích giữa tập thềm và vùng nước sâu. Các nêm lấn trong quá trình biển lùi trong hệ thống biển cao và biển thấp có rất ít trầm tích phủ lên quạt đáy biển. Hệ thống bờ kênh của quạt sườn và quạt đáy biển rất khó phân biệt.

Hình 10.46 - Các dấu hiệu trầm tích vùng nước sâu

Địa tầng phân tập vùng biển nước sâu

Hình 10.47 - So sánh mô hình gốc với thực tế của hệ thống trầm tích nước sâu

Cũng như những trầm tích vùng nước nông, trầm tích nước sâu có sự kế tiếp tương đối phù hợp với các địa tầng cùng nguồn gốc được phân chia theo hệ thống các mặt ranh giới. Tương tự, nguồn gốc của những mặt ranh giới từ bào mòn đến những mặt bồi tụ. Các mặt ranh giới có tần số cao hơn thường linh động hơn liên quan đến những thay đổi trong việc dịch chuyển nguồn hơn là biến đổi mức cơ sở do sự thay đổi mực nước biển toàn cầu. Các sự kiện bất thường có xu hướng có tần suất thấp hơn và có ý nghĩa địa tầng thời gian. Các sự kiện thay đổi mực nước biển toàn cầu liên quan các biến đổi tần thấp và có ý nghĩa trong thời địa tầng vùng nước sâu bao gồm thay đổi mực nước biển toàn cầu, biến đổi khí hậu, bão, tro núi lửa...

Trên hình 10.48 cho thấy quá trình phân tích tài liệu địa chấn nếu kết hợp với các dấu hiệu cổ sinh, dấu hiệu tro núi lửa, đá vôi biển khơi phủ lên quạt... cho phép xác định tuổi và trình tự sắp xếp tương đối. Hình 10.49 khái quát về hệ thống quạt trầm tích vùng biển sâu tương ứng với các dạng đường cong ĐVL giếng khoan. Hình 10.50 là hình ảnh quá trình trầm tích qua các giai đoạn tương ứng với hệ thống trầm tích biển cao, biển lùi cưỡng bức, biển lùi bình thường và biển tiến để hình thành tập trầm tích vùng nước sâu. Trên hình 10.51 là hình ảnh so sánh sự khác nhau của môi trường trầm tích vùng nước sâu khi mực nước biển ở mức cao và mức thấp. Trầm tích dòng chảy rối giàu cát hoặc bùn được vận chuyển qua sườn dốc hình thành môi trường trầm tích vùng chân dốc và đáy bể. Hình 10.52 là hình ảnh môi trường trầm tích vùng biển sâu trong các giai đoạn có mực nước biển tăng hoặc giảm với tốc độ nhanh chậm khác nhau. Khi mực nước biển tăng nhanh chủ yếu tạo dòng chảy bùn, mực nước biển tăng chậm chủ yếu tạo ra trầm tích dòng chảy rối mật độ thấp. Khi mực nước biển giảm chậm chủ yếu tạo ra trầm tích dòng chảy rối mật độ cao và mực nước biển giảm nhanh chủ yếu tạo ra trầm tích dòng mảnh vụn.

Địa tầng phân tập vùng biển nước sâu

Hình 10.48 - Các dấu hiệu phân vị địa tầng vùng nước sâu

Địa tầng phân tập vùng biển nước sâu

Hình 10.49 - Khái quát về hệ thống quạt trầm tích vùng biển sâu

Địa tầng phân tập vùng biển nước sâu

Hình 10.50 - Hình ảnh quá trình trầm tích qua các giai đoạn biển cao, biển lùi cưỡng bức, biển lùi bình thường và biển tiến

Địa tầng phân tập vùng biển nước sâu

Hình 10.51 - Hình ảnh môi trường trầm tích vùng biển nước sâu - a. Mực nước cao; b. Mực nước thấp

Địa tầng phân tập vùng biển nước sâu

Hình 10.52 - Hình ảnh môi trường trầm tích trong các giai đoạn có mực nước biển tăng hoặc giảm với tốc độ nhanh chậm khác nhau

Theo Minh giải địa chấn trong thăm dò và khai thác dầu khí

Tập trầm tích
Hệ thống trầm tích
Các hệ thống trầm tích liên quan với đường bờ
Phân tập và nhóm phân tập
Các mặt ranh giới trong địa tầng phân tập
Địa tầng phân tập với đá carbonat


Bình luận
Họ tên
Email
Mã xác nhận
 
 

Liên kết
Fanpage

​​​​​​​