Các thuộc tính biên độ
Trong các thuộc tính chuẩn, biên độ là loại thuộc tính được quan tâm nhiều hiện nay. Từ các dị thường biên độ như các “điểm sáng”, “điểm tối”, “điểm bằng” có thể phát hiện các dấu hiệu liên quan đến dầu khí.

Dị thường biên độ thường được sử dụng để thành lập các bản đồ phản ảnh sự biến đổi tướng và tính chất của tầng chứa. Sự biến đổi biên độ theo chiều ngang là cơ sở phân biệt sự khác nhau của các loại tướng. Trên lát cắt địa chấn, liên quan đến các mặt ranh giới dạng bao bọc có biên độ cao, vùng có tướng dạng gò đồi có biên độ thấp hơn, vùng có tướng dạng hỗn độn biên độ yếu. Môi trường giàu cát có biên độ cao hơn vùng cát pha sét. Sự khác biệt tỷ lệ cát/sét có thể nhận ra trên bản đồ biên độ.

Nói chung, chức năng chính của thuộc tính biên độ có thể dùng để nhận dạng các đặc điểm môi trường khác nhau như tích tụ khí và chất lỏng, đặc điểm thạch học, độ rỗng, sự tồn tại các kênh rạch, các loại ám tiêu san hô, các ranh giới bất chỉnh hợp, sự biến đổi địa tầng phân tập...

- Thuộc tính biên độ bình phương trung bình (RMS): bằng căn giá trị trung bình của tổng các bình phương biên độ trong cửa sổ tính:

Trong đó N là số lượng mẫu thử trong cửa sổ tính, ai là giá trị biên độ thứ i. Đặc trưng thuộc tính biên độ này thường được sử dụng để minh giải tích tụ dầu khí liên quan đến các lòng sông cổ, phân biệt các thế nằm khác nhau của các trầm tích.

- Thuộc tính biên độ tuyệt đối trung bình (Average Absolute Amplitude): Là tỷ số của tổng giá trị biên độ tuyệt đối với số các giá trị biên độ trong cửa sổ tính:

Các thuộc tính biên độ

Trên hình 5.13 là hình ảnh thí dụ về tính toán và bản đồ thuộc tính biên độ bình phương trung bình và thuộc tính biên độ tuyệt đối trung bình. Hình 5.14 là thí dụ bản đồ biên độ bình phương trung bình trên mặt ranh giới SH 10 khu vực mỏ R (bể Cửu Long) và mặt móng ở cấu tạo NC (bể Malay - Thổ Chu).

Các thuộc tính biên độ

Hình 5.13 - Thí dụ tính toán và bản đồ thuộc tính - a. Thuộc tính biên độ bình phương trung bình; b. Thuộc tính biên độ tuyệt đối trung bình

Các thuộc tính biên độ

Hình 5.14 - Thí dụ bản đồ thuộc tính biên độ binh phương trung bình - a. SH 10 khu vực mỏ R (bể Cửu Long); b. mặt móng liên quan đến các đứt gãy (cấu tạo NC, bể Malay - Thổ Chu)

- Thuộc tính biên độ đỉnh cực đại (Maximum Peak Amplitude): Với mỗi mạch địa chấn, trong cửa sổ tính toán cần xác định một điểm có giá trị biên độ cực trị tương đối và 2 điểm có biên độ nhỏ hơn cạnh nó. Từ đó xây dựng đường cong hypebol và đỉnh hypebol cho phép xác định giá trị cực đại để biểu diễn trên bản đồ. Đặc trưng biên độ này thường dùng để phát hiện sự thay đổi thành phần thạch học, hoặc cát kết chứa dầu.

- Thuộc tính biên độ đình trung bình (Average Peak Amplitude): Giá trị trung bình của biên độ các đỉnh cực đại trong cửa sổ tính toán. Trên hình 5.15 là hình ảnh thí dụ về tính toán và bản đồ thuộc tính biên độ đỉnh cực đại và thuộc tính biên độ đỉnh trung bình.

Các thuộc tính biên độ

Hình 5.15 - Thí dụ tính toán và bản đồ thuộc tính - a. Thuộc tính biên độ đỉnh cực đại; b. Thuộc tính biên độ đỉnh trung bình

- Thuộc tính biên độ cực đại tuyệt đối (Maximum Absolute Amplitude): tính giá trị cực đại cho cả đỉnh lồi (dương) và lõm (âm) trong cửa sổ tính toán.

- Thuộc tính biên độ tổng giá trị tuyệt đối (Total Absolute Amplitude): là tổng các giá trị tuyệt đối của biên độ trong cửa sổ tính toán:

Các thuộc tính biên độ

Hình 5.16 là thí dụ tính toán và bản đồ thuộc tính biên độ cực đại tuyệt đối và thuộc tính biên độ tổng giá trị tuyệt đối.

- Thuộc tính biên độ tổng (Total Amplitude): Tổng các giá trị biên độ trong cửa sổ tính toán:

Các thuộc tính biên độ

- Thuộc tính năng lượng trung bình (Average Energy): Là giá trị trung bình của tổng bình phương biên độ trong cửa sổ tính toán:

 

Trên hình 5.17 là thí dụ về tính toán và bản đồ thuộc tính biên độ tổng và thuộc tính năng lượng trung bình.

Các thuộc tính biên độ

Hình 5.16 - Thí dụ bản đồ thuộc tính biên độ cực đại tuyệt đối và biên độ tổng giá trị tuyệt đối - a. Thuộc tính biên độ cực đại tuyệt đối; b. Thuộc tính biên độ tổng giá trị tuyệt đối

Các thuộc tính biên độ

Hình 5.17 - Thí dụ tính toán và bản đồ thuộc tính biên độ tổng và năng lượng trung bình - a. Thuộc tính biên độ tổng; b. Thuộc tính năng lượng trung bình

- Thuộc tính năng lượng tổng (Total Energy): Tổng bình phương các biên độ trong cửa sổ tính:

Các thuộc tính biên độ

- Thuộc tính biên độ trung bình (Mean Amplitude): Là tỷ số giữa tổng các giá trị biên độ và số lượng k các giá trị 0 trong cửa sổ tính toán:

Các thuộc tính biên độ

- Thuộc tính phương sai biên độ V (Variance in Amplitude):

Các thuộc tính biên độ

- Thuộc tính lập phương biên độ S (Skew in Amplitude):

Các thuộc tính biên độ

Trên hình 5.18 là hình ảnh thí dụ về tính toán và bản đồ tính năng lượng tổng và thuộc tính biên độ trung bình. Trên hình 5.19 là hình ảnh thí dụ về tính toán và bản đồ tính phương sai biên độ V và thuộc tính lập phương biên độ S.

Các thuộc tính biên độ

Hình 5.18 - Thí dụ tính toán và bản đồ tính năng lượng tổng và biên độ trung bình

Các thuộc tính biên độ

Hình 5.19 - Thí dụ tính toán và bản đồ tính phương sai biên độ - a. Thuộc tính lập phương biên độ (V); b. Thuộc tính lập phương biên độ (S)

- Thuộc tính biên độ K (Kurtosis in Amplitude):

Các thuộc tính biên độ

Trên hình 5.20 là hình ảnh thí dụ về tính toán và bản đồ thuộc tính biên độ K.

Các thuộc tính biên độ

Hình 5.20 - Thí dụ tính toán và bản đồ thuộc tính biên độ Kurtosics (K)

- Thuộc tính cường độ phản xạ (hay thuộc tính đường bao biên độ). Cường độ phản A xạ là biên độ cực đại của đường bao của mạch địa chấn và không phụ thuộc vào pha. Giá trị nhận được, được đo với đơn vị deciben (db):

Các thuộc tính biên độ

Trên hình 5.21 là thí dụ kết quả xác định thuộc tính cường độ phản xạ. Tập cát chứa khí được thể hiện rõ trên bất thường cường độ phản xạ.

- Thuộc tính tỷ số biên độ dương/âm (Ratio of Positive to Negative Samples): là tỷ số giữa số lượng biên độ dương và số lượng biên độ âm trong cửa sổ tính toán.

Sự thay đổi của tỷ số này thường liên quan đến sự thay đổi địa tầng. Với những cửa sổ tính toán cho các đối tượng địa phương tham số này phản ánh sự thay đổi chiều dày của đối tượng.

Các thuộc tính biên độ được sử dụng phổ biến và có hiệu quả trong xác định đặc điểm các vỉa chứa dầu khí. Trên hình 5.22 là hình ảnh các khối 3D các thuộc tính trở sóng, biên độ và tần số tức thời. Trên hình 5.23 là hình ảnh so sánh các bản đồ các thuộc tính khác nhau.

Các thuộc tính biên độ

Hình 5.21 - Thí dụ thuộc tính cường độ phản xạ liên quan đến cát chứa khí - a. Các mạch địa chấn; b. Thuộc tính cường độ phản xạ

Các thuộc tính biên độ

Hình 5.22 - Hình ảnh so sánh các khối thuộc tính trở sóng, biên độ và tần số tức thời

Các thuộc tính biên độ

Hình 5.23 - Hình ảnh so sánh các bản đồ thuộc tính biên độ

Theo Minh giải địa chấn trong thăm dò và khai thác dầu khí

Mối quan hệ giữa biên độ và đặc điểm đất đá
Mối quan hệ biên độ, tốc độ với trở sóng và hệ số Poisson
Phân loại và tính toán các thuộc tính địa chấn
Các thuộc tính theo mẫu


Bình luận
Họ tên
Email
Mã xác nhận
 
 

Liên kết
Fanpage

​​​​​​​