Trung Quốc bắt đầu thực hiện dự án Năng lượng tái tạo lớn nhất thế giới ở vùng sa mạc
Trung Quốc đã động thổ một dự án năng lượng tái tạo trị giá ước tính 11 tỷ USD ở khu tự trị Nội Mông. Theo Bloomberg, dự án sẽ có công suất 16 GW và sản xuất khoảng 40 tỷ kWh điện cho Bắc Kinh, tỉnh Thiên Tân và Hà Bắc. Dự án kết hợp năng lượng mặt trời, năng lượng gió và năng lượng than nâng cấp, và sẽ trở thành dự án năng lượng tái tạo lớn nhất ở vùng sa mạc.

Sa mạc Kubuqi, địa điểm của dự án, đã được đặt một trang trại năng lượng mặt trời khổng lồ bao gồm 196.000 tấm pin trên diện tích 1,4 triệu m2. Theo truyền thông Trung Quốc, dự án đã tạo ra khoảng 2,3 tỷ kWh.

Trung Quốc là quốc gia có công suất phát điện từ gió và mặt trời lớn nhất và sở hữu một trong những chương trình đầu tư tham vọng nhất dành cho năng lượng tái tạo, mặc dù quốc gia này vẫn phụ thuộc nhiều vào nhiên liệu hóa thạch. Tính đến năm 2021, công suất phát điện tái tạo của Trung Quốc là 1.063 GW, chiếm gần 45% tổng công suất phát điện của cả nước. Theo kế hoạch của chính phủ, Trung Quốc sẽ sản xuất 33% điện năng từ các nguồn tái tạo vào năm 2025 và trong năm 2021 đã gần đạt được mục tiêu đó với tỷ lệ 29,4%. Trung Quốc lên kế hoạch tăng công suất năng lượng gió và mặt trời lên 1.200 GW vào năm 2030 do Bắc Kinh dự kiến sẽ có phát thải cao nhất vào năm đó. Hiện nay, Trung Quốc là nước phát thải khí nhà kính lớn nhất thế giới.

Là nhà sản xuất năng lượng mặt trời và gió lớn nhất thế giới, Trung Quốc còn thống trị thị trường các cấu tạo của tấm pin năng lượng mặt trời, đặc biệt là các tấm pin, và đang trên con đường mở rộng công nghệ năng lượng gió ra thị trường quốc tế.Sự thống trị này đã đặt châu Âu và Mỹ vào tình trạng cảnh giác cao độ. Cả EU và Mỹ đều đang cố gắng giảm sự phụ thuộc vào Trung Quốc trong lĩnh vực năng lượng tái tạo nhưng có rất ít giải pháp thay thế sẵn có, đây quả thật sẽ là một nhiệm vụ khó khăn.

Anh Ngọc

Bình luận
Họ tên
Email
Mã xác nhận
 
 

Liên kết
Fanpage

​​​​​​​