Thị trường ngày 04/08/2022
Ngoài ký do giá khí đốt tăng cao và các nhà máy điện nguyên tử của Pháp gặp sự cố, một trong những nguyên nhân dẫn đến khủng hoảng năng lượng tại châu u là tình trạng hạn hán, dẫn đến việc các nhà máy thủy điện hạn chế cung cấp điện. Tây Ban Nha quy định các tòa nhà công cộng không được sưởi ấm quá 19C vào mùa đông và làm mát hơn 27C vào mùa hè.

Mỹ riêng trong nửa đầu năm nay đã đưa vào vận hành 15 GW công suất phát điện mới, trong đó có 65% điện NLTT, trong đó điện gió chiếm 34%. Dự kiến trong nửa cuối năm 2022 sẽ đưa vào vận hành thêm 29 GW công suất phát điện mới, chủ yếu từ năng lượng mặt trời và pin năng lượng.

Ngày 02/08, Chủ tịch Thượng Viện Mỹ N. Pelosi bắt đầu chuyến thăm lịch sử Đài Loan với tư cách lãnh đạo cấp cao nhất chính thức thăm hòn đảo trong vòng 25 năm gần đây. Trong thời gian chuyên cơ SPAR19 chuẩn bị hạ cánh, truyền thông đưa tin đã xảy ra đụng độ vũ trang giữa lực lượng không quân Trung Quốc và Đài Loan tại khu vực eo biển. Trung Quốc tuyên bố chuyến thăm cấp nhà nước này vi phạm nguyên tắc “một Trung Quốc” và hủy hoại sự ổn định trong khu vực, tuyên bố tập trận từ ngày 04-07/08 tại 6 khu vực biển bao quanh Đài Loan, và không loại trừ khả năng kéo dài chuyển sang phong tỏa lãnh hải hòn đảo. Các chuyên gia nhận định, hậu quả chuyến thăm lần này sẽ là đẩy nhanh quá trình sáp nhập Đài Loan, cũng như suy yếu đáng kể quan hệ Mỹ - Trung về mọi mặt. 

Trung Quốc đã không phản ứng quân sự gay gắt, thay vào đó, phát đi thông điệp quan trọng, cho rằng hiện trạng Đài Loan tự tồn trước đây đã bị Mỹ phá vỡ, và từ nay, một hiện trạng mới sẽ được thiết lập, phù hợp hơn với Bắc Kinh. Trung Quốc đang tận dụng những sai lầm của Mỹ để thay đổi tình hình, như đã từng làm trong vài năm nay đối với Hồng Kông. Eo biển Đài Loan là một trong những tuyến vận tải biển huyết mạch thế giới, tiếp nhận 88% tàu chở container cỡ lớn trong năm 2022. Đối với LB Nga, căng thẳng Mỹ - Trung xung quanh Đài Loan làm giảm đáng kể sự chú ý đến chiến dịch Ukraine, cũng như thúc đẩy hơn nữa hợp tác mở rộng với Trung Quốc. 



Mỹ đã khẩn trương thiết lập đường dây nóng với Trung Quốc để đề phòng bất trắc. Trong bối cảnh này, Bắc Triều Tiên tuyên bố ra khỏi Hiệp ước Không phổ biến vũ khí hạt nhân nhằm mục đích tự vệ. 

DẦU THÔ

Ủy ban kỹ thuật (JTC) trong báo cáo chuẩn bị cho kỳ họp cấp bộ trưởng OPEC+ ngày 03/08 đã hạ dự báo dư thừa nguồn cung dầu thô toàn cầu từ 1 triệu bpd xuống còn 800.000 bpd với điều kiện nhu cầu tiêu thụ dự kiến tăng 3,4 triệu bpd lên 100,3 triệu bpd, sản lượng khai thác OPEC+ từ nay đến cuối năm duy trì xung quanh 48 triệu bpd (cả năm 2022 trung bình đạt 47,1 triệu bpd). JTC đưa ra 3 kịch bản cân đối cung cầu thị trường dầu thô thế giới năm 2023, cụ thể, nếu nhu cầu tăng 2,7 triệu bpd lên 103 triệu bpd (kịch bản cơ sở) và nguồn cung tăng +2,4 triệu bpd lên 103,5 triệu bpd (bao gồm OPEC+ tăng 800.000 bpd lên 47,9 triệu bpd, trong đó, OPEC khai thác 30,6 triệu bpd), thì thặng dư đạt trung bình 0,5 triệu bpd. Theo kịch bản thấp, khi cung cầu đều chỉ tăng 2 triệu bpd, thặng dư tăng lên trung bình 1,3 triệu bpd, còn theo kịch bản cao, giả định nhu cầu tăng 2,8 triệu bpd, nguồn cung tăng 2,7 triệu bpd, thặng dư giảm xuống còn 0,4 triệu bpd.

Thống kê sơ bộ tháng 7 cho thấy, sản lượng khai thác OPEC đã tăng được 310.000 bpd lên 28,98 triệu bpd, chủ yếu nhờ KSA, UAE, Iraq tăng sản lượng đủ bù đắp sụt giảm tại Nigeria và Libya, trong khi các nước non-OPEC tăng được 240.000 bpd (chủ yếu LB Nga). Các Bộ trưởng Năng lượng OPEC+ tại cuộc họp ngày 03/08 thống nhất tăng hạn ngạch khai thác tháng 9 thêm 100.000 bpd trong bối cảnh hạn ngạch cắt giảm bắt buộc 9,7 triệu bpd cam kết từ tháng 05/20 đã chính thức hết hiệu lực và sản lượng khai thác thực tế thấp hơn hạn ngạch cho phép tới -2,84 triệu bpd (tháng 6). Cuộc họp tiếp theo dự kiến diễn ra ngày 05/09.

Xuất khẩu dầu thô KSA tháng 7 đã tăng lên mức 7,5 triệu bpd, cao nhất kể từ tháng 04/2020. Thị trường xuất khẩu chủ đạo Trung Quốc tăng lên 1,65 triệu bpd, Ấn Độ lần đầu tiên vượt lại ngưỡng 1 triệu bpd. Nhờ giá dầu thế giới tăng 60% kể từ đầu năm 2022 và sản lượng khai thác tăng 16%, GDP KSA quý II/2022 đạt tốc độ tăng trưởng kỷ lục 11,8% – cao nhất kể từ năm 2011. IMF dự báo, cả năm 2022, KSA sẽ là nền kinh tế tăng trưởng mạnh mẽ nhất – 7,6%/năm, vượt qua Ấn Độ – 7,4%.


Mỹ bắt đầu thắt chặt các biện pháp trừng phạt liên quan đến giao dịch dầu mỏ Iran nhằm ép nước này quay lại bàn đàm phán thỏa thuận hạt nhân, lo ngại về việc Iran sẽ sớm sở hữu vũ khí hạt nhân. Bộ Tài chính vừa đưa thêm một số doanh nghiệp Trung Quốc, UAE vào danh sách trừng phạt do tạo điều kiện thuận lợi (thay chứng từ đổi nguồn gốc xuất xứ thành Iraq) cho công ty Persian Gulf Petrochemical Industry Commercial xuất khẩu dầu mỏ, sản phẩm hóa dầu Iran sang khu vực Đông Á. Hiện mức chiết khấu dầu thô Iran so với Brent chỉ khoảng 10 USD/thùng, nếu việc thắt chặt trừng phạt mới phát huy được hiệu quả, nguồn cung dầu thế giới có thể sụt giảm từ vài trăm nghìn đến cả triệu thùng mỗi ngày.

Anh tuyên bố nới lỏng lệnh trừng phạt dầu thô và hàng không LB Nga, tạm hoãn lệnh cấm cung cấp dịch vụ bảo hiểm tàu chở dầu và máy bay. Trước đó, hồi tháng 6, EU và Anh đã cấm các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ bảo hiểm tanker chở dầu mỏ LB Nga, bao gồm cả nhà cung cấp dịch vụ lớn như Lloyd's of London. Theo đại diện công ty bảo hiểm này, lệnh cấm bán bảo hiểm có hiệu lực từ đầu năm 2023 đối với tanker chở dầu mỏ LB Nga đến lãnh thổ Anh quốc, nhưng chưa cấm đối với các tanker khác.

Động thái nới lỏng bắt buộc này cho phép tự do vận chuyển dầu mỏ LB Nga khắp thế giới, cắt giảm một phần phụ trội (premium) rủi ro địa chính trị trong cơ cấu giá dầu thế giới, cũng như thu hẹp chiết khấu giữa Urals với Brent tiêu chuẩn. Các chuyên gia tin rằng, Phương Tây nới lỏng lệnh cấm vận (tạm thời) đối với dầu mỏ, lượng thực, phân bón để có thời gian tăng dự trữ, mô hình chính sách trừng phạt đang có sự thay đổi nhất định, kinh tế LB Nga đã không sụp đổ nhanh chóng như kế hoạch ban đầu, vì vậy, cần khuyến khích nước này xuất khẩu để hạ giá hàng hóa thế giới. Hơn nữa, trong điều kiện cấm bán bảo hiểm, LB Nga tìm được biện pháp thích nghi, khi thực hiện giao dịch với Ấn Độ thông qua bảo lãnh chính phủ, như vậy đã loại bỏ mắt xích bảo hiểm Phương Tây. Ngoài lĩnh vực hàng hải, Anh cũng quyết định cho phép các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ bảo hiểm/tái bảo hiểm cho lĩnh vực hàng không, có liên quan đến LB Nga.

KHÍ ĐỐT & LNG

Úc (nhà xuất khẩu LNG lớn thứ 2 thế giới) đang phải đối mặt với thiếu hụt khí đốt tại khu vực bờ đông, buộc chính phủ phải xem xét cắt giảm xuất khẩu LNG nhằm đảm bảo an ninh năng lượng nội địa, và điều này chắc chắn ảnh hưởng đến nguồn cung LNG toàn cầu. Theo ước tính của Ủy ban cạnh tranh Úc (ACCC), tình trạng thiếu hụt khí đốt đến 10% nhu cầu khu vực có thể dẫn đến tê liệt sản xuất công nghiệp, do vậy, chính phủ sẽ sửa đổi cơ chế, cho phép bắt buộc các nhà sản xuất ưu tiên đảm bảo nhu cầu thị trường nội địa. Bước đầu, Úc sẽ hạn chế xuất khẩu khí đốt đối của liên doanh Gladstone LNG, bao gồm các cổ đông chính như TotalEnergies, Korea Gas Corp và Malaysia Petronas. Thiếu hụt khí đốt đã và đang ảnh hưởng trực tiếp đến giá điện tại Úc, theo số liệu thống kê, giá điện quý II/2022 đã tăng gấp 3 so với quý I/202022.

Chính phủ Latvia cho biết có thể quốc hữu hóa cổ phần Gazprom tại hai công ty cung cấp khí đốt chủ lực nước này – Latvijas gāze và Gaso, nếu ban điều hành không còn biện pháp khác loại trừ cổ đông lớn (Gazprom) khỏi quy trình đưa ra quyết định. Gazprom sở hữu 34% Latvijas gāze. Trước đó, ngày 30/07, Gazprom đã tuyên bố dừng cung cấp khí đốt cho Latvia với ly do vi phạm hợp đồng.

Chính phủ Bulgaria công bố phát hiện nhiều vi phạm nghiêm trọng trong quá trình đấu thầu xây dựng đường ống Balkan Stream đoạn qua lãnh thổ nước này, cụ thể thanh tra phát hiện vi phạm pháp luật về môi trường, tài chính, và một số vi phạm khác. Hồ sơ những vi phạm nêu trên đã được chuyển sang Cơ quan An ninh và bộ Môi trường để xử lý tiếp. Như vậy, Bulgaria – một trong những quốc gia đi đầu trong phong trào từ chối thanh toán nhập khẩu khí đốt Gazprom bằng RUB và đã bị ngừng cung cấp khí đốt từ cuối tháng 04/22, có động thái muốn dừng hoạt động đường ống nối dài của TurkStream, cung cấp khí đốt cho các quốc gia châu  u, không qua Ukraine như Serbia, Hungary và Áo. Đáng chú ý, Hungary mới tuyên bố kế hoạch mua thêm 700 triệu m3 khí đốt Gazprom và Serbia vừa phải đối mặt trở lại với khủng hoảng Kosovo. Nhiều đại diện doanh nghiệp, cũng như phe đối lập Bulgaria đã kêu gọi chính phủ nước này nhanh chóng nối lại nhập khẩu khí đốt Gazprom theo hợp đồng dài hạn còn hiệu lực đến cuối năm 2022.

Ngày 01/08, Tổng thống Bulgaria vừa quyết định giải thể Quốc hội và lên lịch bầu cử lại vào ngày 02/10, đến thời điểm đó, đất nước sẽ được điều hành bởi chính phủ tạm thời. Trong bối cảnh EU đang đứng trước nguy cơ thiếu hụt năng lượng trầm trọng: Nord Stream 1 hoạt động 20% công suất (tuabin nén khí Siemens sau đại tu tại Canada vẫn đang trên lãnh thổ Đức, chưa thể vận chuyển về LB Nga), đường ống Yamal - Europe dừng hẳn, Nord Stream 2 bị đắp chiếu vô thời hạn, quá cảnh qua Ukraine giảm 62% và sắp tới có thể đóng cửa Balkan Stream. Nhiều khả năng có bàn tay của Mỹ đứng sau những sự kiện này nhằm khóa van khí đốt EU trước thềm mùa đông tới. 


Công ty năng lượng quốc doanh GAIL (Ấn Độ) bắt đầu cắt giảm khối lượng phân phối khí cho khách hàng nội địa (các nhà máy sản xuất phân bón giảm 10%, cơ sở sản xuất công nghiệp khác giảm từ 10-20%) do thiếu hụt nguồn cung LNG. Trong tháng 6-7, nhà cung cấp Gazprom Marketing & Trading Singapore (từng là đơn vị trong tập đoàn Gazprom, bị Đức tịch thu) đã không thể cung cấp 5/40 lô hàng theo hợp đồng dài hạn trong năm 2022.
Không chỉ riêng Đức đối mặt với tình trạng thiếu năng lượng, các quốc gia giàu có châu  u như Thụy Điển và Phần Lan cũng có thể sẽ phải hứng chịu cảnh mất điện trong 6 tháng mùa đông tới do chính sách bài xích năng lượng LB Nga. Sản xuất công nghiệp Phần Lan bị ảnh hưởng nặng nề bởi thiếu hụt khí đốt, nhiều doanh nghiệp đã chuyển sang dùng mazut thay thế. Tuy nhiên, vào mùa đông, khi buộc phải lựa chọn đối tượng ưu tiên cung cấp khí đốt, chính phủ sẽ chọn hộ gia đình và cơ sở hạ tầng xã hội quan trọng như bệnh viện, trường học. Trong bối cảnh này, nước láng giềng Na Uy, hiện là nhà cung cấp khí đốt chủ lực tại EU đang xem xét cấm xuất khẩu điện, nhằm giải quyết những tồn đọng thị trường nội địa. Nền kinh tế đầu tàu của EU – Đức, quốc gia tiên phong trong chuyển đổi năng lượng, bắt đầu tái khởi động các nhà máy điện than, mỏ than đã đóng cửa cách đây hàng chục năm, bước đầu là nhá máy nhiệt điện Mehrum công suất 750 MW.

Từ ngày 01/08, lệnh cấm nhập khẩu than đá LB Nga tại EU bắt đầu chính thức có hiệu lực, với việc đưa vào vận hành trở lại thêm khoảng 13,5 GW công suất than dự phòng, nâng 12% tổng công suất phát điện ô nhiễm nhất lên 109 GW, giá than châu  u hứa hẹn sẽ tiếp tục duy trì đà tăng trong thời gian tới.


TRADING & LOGISTICS

LB Nga và Campuchia đang chuẩn bị chuyển đổi thanh toán thương mại song phương bằng nội tệ nhằm dỡ bỏ các hạn chế ngoại hối Phương Tây, ngoài ra, sẽ xem xét khả năng xây dựng nhà máy điện nguyên tử. Philippines đang đàm phán với LB Nga về việc nhập khẩu phân bón, các thông tin liên quan đến thỏa thuận tiềm năng chưa được tiết lộ.

Trung Quốc từ ngày 01/09 tới sẽ cắt giảm thuế về 0% đối 98% danh mục mặt hàng hóa nhập khẩu từ các quốc gia kém phát triển đang duy trì quan hệ ngoại giao với nước này, bao gồm Bangladesh, Vanuatu, Guinea, Djibouti, Lào, Campuchia, Kiribati, Mozambique, Nepal, Rwanda, Sudan, Quần đảo Solomon, Togo, Cộng hòa Trung Phi, Eritrea và Chad.

LB NGA

Sản lượng khai thác dầu thô và condensate LB Nga tháng 7 theo số liệu thống kê không chính thức đã tiếp tục tăng 2% lên trung bình 10,76 triệu bpd (1,468 triệu tấn), con số này vẫn thấp hơn -2,7% mức trước chiến dịch Ukraine vào tháng 02/2022. Các công ty tăng sản lượng đáng kể nhất bao gồm Gazprom Neft – 1%, Surgutneftegaz – 1,5%, Rosneft – 0,03%. Đáng chú ý, toàn bộ khối lượng khai thác gia tăng đều được chế biến trong nước, bởi nhu cầu tiêu thụ nội địa tăng. Xuất khẩu ổn định ở mức khoảng 3,2 triệu bpd, bao gồm thị trường châu Á – 1,75 triệu bpd, châu  u – 1,3 triệu bpd.

Thuế xuất khẩu dầu thô LB Nga giảm 2,2 USD từ ngày 01/08 xuống còn 52 USD/tấn do giá xuất khẩu bình quân giai đoạn 15/06 đến 14/07 chỉ đạt 84,4 USD/thùng (-3 USD/thùng so với tháng trước). So với giá Brent bình quân tháng tháng 7 – 105 USD/thùng, tháng 6 – 117 USD/thùng và tháng 5 – 112 USD/thùng, mức chiết khấu Urals có xu hướng giảm nhẹ từ 33 USD/thùng tháng 5 xuống 30 USD/thùng tháng 6 và 27 USD/thùng tháng 7 vừa qua. Giá Urals bình quân kể từ đầu năm 2022 đạt 83,27 USD/thùng.


Gazprom cho biết, sản lượng khai thác khí đốt 7 tháng đầu năm 2022 đã giảm 12% so với cùng kỳ 2021 xuống còn 262,4 tỷ m3 (-36 tỷ m3), chủ yếu do xuất khẩu sụt giảm mạnh, tiêu thụ nội địa cũng giảm 2% (-3 tỷ m3). Khối lượng xuất khẩu 7 tháng đầu năm sang châu  u chỉ đạt 75,3 tỷ m3, giảm 40 tỷ m3 so với cùng kỳ (-34,7%), ngay cả khi Trung Quốc tăng gần 70% nhập khẩu qua đường ống Siberia cũng không vớt vát được tình hình. Cả năm 2021, đường ống Siberia mới chỉ xuất khẩu được 10,4 tỷ m3. Theo số liệu thống kê sơ bộ, nhu cầu khí đốt toàn cầu 7 tháng đầu năm 2022 giảm khoảng 35 tỷ m3 so với cùng kỳ năm 2021, trong đó, EU giảm 31 tỷ m3, nguyên nhân chính là tăng trưởng kinh tế chậm lại và giá khí đốt thế giới tăng vọt.

Đối với Gazprom, việc buộc phải cắt giảm trên 80% công suất Nord Stream 1 bắt đầu ảnh hưởng mạnh đến hoạt động SXKD. Sản lượng khai thác tháng 6 sụt giảm 30,4% so với cùng kỳ năm ngoái, tháng 7 giảm 35,8%, tương tự, xuất khẩu tháng 6 giảm 49,7%, tháng 7 giảm 58,4%. Bù lại, giá khí đốt châu  u tháng 7 đã tăng gần 50% lên bình quân 1.805 USD/1000m3, giá hợp đồng tương lai tháng 8-9 sàn TTF giao động từ 1.530 đến 2.385 USD/1000m3, so với mức gần 500 USD/1000m3 năm ngoái.

Hai tập đoàn Nhật Bản Mitsui và Mitsubishi đã quyết định xóa sổ (write off) khoản đầu tư vào dự án PSA Sakhalin-2 tổng giá trị 1,7 tỷ USD (Mitsui 1,1 tỷ USD, Mitsubishi 610 triệu USD). Trước đó, cả hai doanh nghiệp này đều có ý định tiếp tục duy trì 22,5% cổ phần dự án sau khi buộc đăng ký lại tại LB Nga. Chính phủ Nhật Bản cũng đã gửi thông báo về việc này cho phía Mỹ và nhận được sự chấp thuận.

Bất chấp là công ty dầu khí quốc tế đầu tiên tuyên bố rút toàn bộ vốn khỏi LB Nga, nhưng đến nay, BP vẫn chưa hề bắt đầu bất cứ thủ tục rút vốn nào khỏi Rosneft (19,75%), cũng như các liên doanh, mặc dù trong báo cáo tài chính BP đã trích lập dự phòng hơn 25,5 tỷ USD giá trị sổ sách những khoản đầu tư này. Kể từ năm 2003 đến nay, riêng cổ tức đã đem lại cho BP hơn 36 tỷ USD tiền mặt. Theo đại diện Rosneft, động thái trên của BP cho thấy, công ty mong muốn giữ lại cổ phần tại LB Nga, và đang chờ đợi giai đoạn bất ổn địa chính trị qua đi, không phải chịu tổn thất thực sự. BP cho biết không thể bán cổ phiếu Rosneft qua sàn giao dịch chứng khoán Moscow bởi các biện pháp trừng phạt đáp trả từ phía LB Nga. Nhờ giá năng lượng thế giới tăng cao, BP ghi nhận khoản lợi nhuận quý II/2022 cao kỷ lục – 8,45 tỷ USD, gấp 3 lần cùng kỳ năm 2021. Công ty có kế hoạch tăng CAPEX E&P khoảng 500 triệu USD, chủ yếu vào sản xuất dầu khí khu vực vịnh Mexico.

Thu nhập từ bán dầu của Nga trong tháng 7 lần đầu xuống thấp hơn cùng kỳ 2021, chưa tính tới lạm phát 15%.


Bình luận
Họ tên
Email
Mã xác nhận
 
 

Liên kết
Fanpage

​​​​​​​