
Hồi tháng 10/2015, chính phủ đã khởi động vòng cấp phép sản xuất hydrocacbon với 13 lô đấu thầu, kết quả là 5 giấy phép đã được trao cho Total, Perenco và Kosmos Energy.
Chính phủ Congo đã mở giai đoạn cấp phép thứ hai vào năm 2018–2019, cung cấp thêm 15 lô để đấu thầu. Sau đó, ba lô ngoài khơi đã được trao cho Kosmos Energy, Eni và Lukoil. Tuy nhiên, bất chấp những cấp phép gần đây, hoạt động thăm dò đã không dẫn đến những khám phá mới đủ lớn để làm tăng đáng kể sản lượng ở Congo.
Vào năm 2019, Chính phủ Congo đã nhận được khoản tín dụng mới (ECF) trị giá 450 triệu USD, gia hạn 3 năm từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF). ECF này tuân theo một thỏa thuận tái cơ cấu nợ với Trung Quốc liên quan đến khoản thanh toán khoản vay 1,6 tỷ USD. Tuy nhiên, IMF đã trì hoãn các khoản giải ngân từ ECF ngoài khoản thanh toán 45 triệu USD ban đầu cho Congo Brazzaville.
Các khoản thanh toán giải ngân của ECF đã ngừng cho đến khi các khoản nợ 1,7 tỷ USD của SNPC Congo trong các khoản vay được hỗ trợ bằng dầu từ các công ty thương mại Trafigura và Glencore có thể được tái cơ cấu.
Bất chấp sự tăng trưởng gần đây trong khai thác nhiên liệu lỏng, Cơ quan Thông tin năng lượng Mỹ (EIA) dự kiến tổng sản lượng nhiên liệu lỏng của Congo Brazzaville sẽ giảm do quá trình trưởng thành của lĩnh vực này và sự chậm lại trong phát triển thượng nguồn.
Chính phủ Congo muốn thu hút đầu tư mới và phát triển các nguồn hydrocarbon của mình bằng cách thực hiện các thay đổi đối với khuôn khổ pháp lý và quy định nhằm tạo ra các điều khoản thuận lợi hơn cho các nhà khai thác và nhà đầu tư. Tuy nhiên, EIA đánh giá những nỗ lực này là không đủ trong việc thu hút sự quan tâm của nhà đầu tư trong việc khai thác các nguồn lực của Congo trong ngắn hạn.
Là một thành viên của OPEC, Cộng hòa Congo đã đồng ý hạn chế sản lượng dầu thô hàng tháng vào ngày 15/4/2020, như một phần của thỏa thuận OPEC+, nhằm đáp ứng với sự sụt giảm nghiêm trọng trong hoạt động kinh tế và nhu cầu dầu thô toàn cầu do sự bùng nổ của Covid-19.
Congo đã giảm sản lượng dầu thô xuống mức trung bình khoảng 275.000 thùng / ngày từ tháng 5 năm 2020 đến tháng 12 năm 2020, so với mức trung bình hàng năm của năm 2019 là 328.000 thùng/ngày.
EIA dự kiến rằng sản lượng dầu thô của Congo sẽ tăng trong nửa cuối năm 2021 vì việc cắt giảm sản lượng quy định trong thỏa thuận bắt đầu giảm dần trong thời gian của thỏa thuận.
Chính phủ Cộng hòa Congo hy vọng sẽ huy động được 1094,15 tỷ FCFA (1,85 tỷ USD) từ việc bán dầu trong năm 2022, theo dự thảo luật tài chính năm 2022 do Bộ Tài chính, Ngân sách và Danh mục đầu tư công vừa được nước này công bố. Con số này cao hơn khoảng 16% so với dự báo đã điều chỉnh cho năm 2021, là 904 tỷ FCFA.
Mặc dù nguồn thu từ dầu mỏ tăng, tỷ trọng của nguồn tài nguyên này trong ngân sách sẽ giảm rất nhẹ, từ 58% ngân sách xuống còn 57,6%.
Bộ luật Hydrocacbon sửa đổi của Cộng hòa Congo (Phần 1): Congo sửa luật dầu khí, giảm thuế tài nguyên