Tóm tắt
Địa chấn là phương pháp được sử dụng rộng rãi nhất trên thế giới để dự báo sự tồn tại và đánh giá định lượng khí hydrate (gas hydrate) trong trầm tích biển. Có thể dự báo sự tồn tại của khí hydrate từ tài liệu địa chấn khi xác định được mặt phản xạ mô phỏng đáy biển (BSR - bottom simulating reflector) và đới bình ổn (GHSZ - gas hydrate stability zone). Tuy nhiên, một số khu vực không tồn tại mặt phản xạ mô phỏng đáy biển nhưng đã phát hiện thấy khí hydrate. Trong trường hợp này, để dự báo sự tồn tại của khí hydrate từ tài liệu địa chấn, sẽ dựa vào các dấu hiệu dị thường biên độ.
Bài báo giới thiệu các dấu hiệu trực tiếp liên quan đến sự tồn tại của khí hydrate trên tài liệu địa chấn như BSR, GHSZ, các dấu hiệu dị thường biên độ ở một số phát hiện khí hydrate trên thế giới và dự báo sự tồn tại của chúng trên tài liệu địa chấn ở khu vực nước sâu thềm lục địa Việt Nam. Từ kết quả phân tích tài liệu địa chấn cho phép nhận định trên khu vực nước sâu thuộc thềm lục địa Việt Nam, xuất hiện nhiều dấu hiệu trực tiếp có liên quan tới sự tồn tại của khí hydrate.
Từ khóa: Khí hydrate, mặt phản xạ mô phỏng đáy biển (BSR), đới bình ổn (GHSZ), dị thường biên độ.