EN
Nhìn nhận Luật 68 là đạo luật “xương sống” với doanh nghiệp nhà nước (DNNN), mở ra khung pháp lý mới cho đổi mới quản trị và phân quyền mạnh mẽ, Chủ tịch HĐTV Petrovietnam Lê Mạnh Hùng yêu cầu Tập đoàn chủ động cập nhật tư duy lập pháp mới, từ đó khẩn trương rà soát, cập nhật, điều chỉnh bộ quy chế nội bộ một cách đồng bộ.
Mới đây, Văn phòng Chủ tịch nước đã tổ chức họp báo công bố Lệnh của Chủ tịch nước về việc công bố 9 Luật vừa được thông qua tại Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV. Trong đó đáng chú ý là Luật Năng lượng nguyên tử (sửa đổi) - một đạo luật quan trọng đặt nền móng pháp lý cho việc phát triển điện hạt nhân tại Việt Nam trong giai đoạn tới.
Trong hơn ba thập kỷ tăng trưởng liên tục, Việt Nam đã chuyển mình từ một nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu trở thành quốc gia công nghiệp mới nổi, với tốc độ tăng trưởng GDP trung bình 6–7%/năm. Cùng với sự tăng trưởng đó, nhu cầu tiêu thụ điện liên tục tăng cao, trở thành yếu tố sống còn cho mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh và sinh hoạt xã hội. Tuy nhiên, có một thực tế là Việt Nam đang tiêu thụ điện theo cách không bền vững, thể hiện qua hệ số đàn hồi điện luôn ở mức cao. Nếu không thay đổi, không chỉ ngành điện mà cả nền kinh tế có thể rơi vào thế “giật gấu vá vai” khi phải chạy theo nhu cầu điện ngày càng tăng.
Nghị quyết 59 của Bộ Chính trị không chỉ thể hiện sự thích ứng với bối cảnh mới, mà còn đánh dấu bước chuyển mạnh mẽ trong tư duy hội nhập từ bị động tham gia sang chủ động định hình trật tự quốc tế.
Vào lúc 7 giờ 09 phút, ngày 14/7/2025, dự án phát triển mỏ Kình Ngư Trắng - Kình Ngư Trắng Nam (KNT-KTN) đã mở lần lượt 04 giếng trên giàn WHP-KTN để chính thức đón dòng dầu đầu tiên (First Oil) và giàn CPP-KNT đã nhận dòng dầu lúc: 10 giờ 34 phút cùng ngày, sau đó hỗn hợp sẽ được vận chuyển về giàn MSP-10 để xử lý thông qua đường ống ngầm dài hơn 38km.
Trước áp lực tăng thêm 2.500 MW điện mỗi năm và yêu cầu chuyển dịch năng lượng bền vững, Tập đoàn Công nghiệp - Năng lượng Quốc gia Việt Nam (Petrovietnam) đang khẳng định vai trò tiên phong với loạt dự án điện khí LNG, điện gió ngoài khơi và các nguồn năng lượng mới. Những dự án này không chỉ áp ứng nhu cầu tăng trưởng công suất điện, mà còn góp phần định hình hệ sinh thái năng lượng hiện đại và tự chủ cho Việt Nam.
Đại Hùng pha 3 không phải dự án lớn nhất, nhưng là biểu tượng rõ nét cho nội lực Việt, khi toàn bộ quá trình từ thiết kế, thi công đến vận hành đều do các đơn vị thành viên trong hệ sinh thái Tập đoàn Công nghiệp - Năng lượng Quốc gia Việt Nam (Petrovietnam) làm chủ.
Cho đến giờ, có thể tự hào khẳng định rằng, 943 đại hội Đảng các cấp trong toàn Tập đoàn Công nghiệp - Năng lượng Quốc gia Việt Nam (Petrovietnam) đã khơi dậy khát vọng
Trong khuôn khổ chuyến công tác tháp tùng Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Phạm Minh Chính tham dự Hội nghị Thượng Đỉnh BRICS tại Rio de Janeiro Brazil từ ngày 6-7/7/2025, đoàn công tác của Tập đoàn Công nghiệp - Năng lượng Quốc Việt Nam (Petrovietnam) cùng các đơn vị thành viên, do Chủ tịch HĐTV làm trường đoàn đã triển khai nhiều hoạt động quan trọng nhằm thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa các doanh nghiệp năng lượng hai nước.
website các đơn vị thành viên