Minh giải địa tầng phân tập - Phần 2
Để phân tích các hệ thống trầm tích trên lát cắt địa chấn cần sử dụng các dấu hiệu về trường sóng địa chấn và hình thái các mặt ranh giới phản xạ, đặc biệt là vị trí phân bố các hệ thống trầm tích.

Minh giải các hệ thống trầm tích

Để phân tích các hệ thống trầm tích trên lát cắt địa chấn cần sử dụng các dấu hiệu về trường sóng địa chấn và hình thái các mặt ranh giới phản xạ, đặc biệt là vị trí phân bố các hệ thống trầm tích.

Hệ thống trầm tích biển thấp:

Trên lát cắt địa chấn có thể xác định hệ thống trầm tích biển thấp dựa vào một số dấu hiệu như:

- Tồn tại các thể gò đồi với các yếu tố phản xạ uốn cong và gá đáy ở hai phía.

- Tồn tại các dấu hiệu đào khoét cắt xén trên các đới nhô cao liên quan đến sự tồn tại của các thung lũng xâm thực.

- Tồn tại nêm lấn đặc trưng bởi các ranh giới dạng sigma nằm phía trên các thành tạo quạt đáy bể và quạt sườn theo các tuyến thẳng góc với đường bờ cổ. Trên các tuyến song song với đường bờ, ở vùng thềm cổ có thể tồn tại các dấu hiệu đào khoét sông con ở khu vực trũng sâu có thể tồn tại trường sóng phân lớp dày liên quan đến các lớp sét biển.

- Đáy của hệ thống biển thấp có các dấu hiệu bào mòn cắt xén và đào khoét ở phần thềm cổ và dấu hiệu phủ đáy ở vùng trũng sâu.

Trên hình 10.59 là thí dụ xác định hệ thống trầm tích biển thấp trên lát cắt địa chấn. Trên hình 10.59a cho thấy nêm lấn hệ thống trầm tích biển thấp nằm trên mặt ranh giới tập, hình 10.59b cho thấy nêm lấn trầm tích biển thấp dạng đơn nghiêng với nóc là mặt ranh giới với hệ thống trầm tích biển cao và phía dưới là quạt dạng gò đồi.

Hình 10.59 - Hệ thống trầm tích biển thấp trên lát cắt địa chấn a. Nêm lấn biển thấp nằm ở đáy; b. Nêm lấn biển thấp dạng đơn nghiêng nằm ở nóc

Hệ thống trầm tích biển tiến:

Hệ thống biển tiến nằm trên ranh giới bào mòn và chống nóc của hệ thống biển thấp. Đặc điểm trường sóng là tồn tại nêm chồng lùi vào bờ, các yếu tố phản xạ liên quan đến trầm tích trẻ hơn càng lùi vào bờ cổ và gá đáy vào bờ cổ. Theo các tuyến thẳng góc với bờ càng ra xa bờ càng mỏng dần. Với các tuyến song song với bờ trường sóng địa chấn được đặc trưng bởi các yếu tố phản xạ song song xen kẽ cát sét. Càng xa bờ các tập sét càng đặc sít và trên lát cắt địa chấn tập biển tiến được thể hiện bởi tính phân lớp không rõ ràng.

Một trong các đặc điểm quan trọng của hệ thống trầm tích biển tiến là tồn tại các trầm tích bãi bồi và cửa sông có bề dày lớn. Trên lát cắt địa chấn các trầm tích này được đặc trưng bởi trường sóng phản xạ nằm ngang, không liên tục, xiên chéo kém ổn định và chứa các đào khoét sông lạch. Trong một số trường hợp hệ thống trầm tích biển tiến có bề dày không lớn nên việc phát hiện trên lát cắt địa chấn có khó khăn.

Trên hình 10.60 là một thí dụ hệ thống trầm tích biển tiến được xác định trên lát cắt địa chấn bởi dấu hiệu của 2 tập phản xạ có biên độ cao, nóc là mặt ngập lụt cực đại mà phía trên mặt này là các dấu hiệu phủ đáy của các đơn nghiêng phía trên.

Minh giải địa tầng phân tập - Phần 2

Hình 10.60 - Hệ thống trầm tích biển tiến trên lát cắt địa chấn - a. Lát cắt địa chấn; b. Lát cắt sau minh giải

Hệ thống trầm tích biển cao:

Trên lát cắt địa chấn hệ thống trầm tích biển cao được đặc trưng bởi các nêm lấn dạng sigma, nằm trên nóc hệ thống trầm tích biển tiến mà ranh giới giữa chúng là mặt ngập lụt cực đại. Nóc của hệ thống trầm tích biển cao là mặt bào mòn với sự xuất hiện các thành tạo bãi bồi phát triển rộng khắp trên phần thềm mở rộng. Trên các lát cắt địa chấn song song với bờ các yếu tố phản xạ nằm ngang phản ảnh các lớp sét nằm xen kẽ nhau.

Cần lưu ý rằng khả năng phân chia các hệ thống trầm tích của một tập địa chấn phụ thuộc vào vị trí tuyến địa chấn. Các tuyến thẳng góc với đường bờ cổ có thể được cả 3 hệ thống trầm tích. Trên các tuyến song song với đường bờ, ở khu vực gần bờ thường quan sát được hệ thống trầm tích biển tiến và biển cao, ở khu vực gần mép thềm có thể quan sát được cả 3 hệ thống trầm tích còn ở khu vực xa bờ thường chủ yếu phát hiện được trầm tích biển thấp và đôi khi gặp hệ thống trầm tích biển cao. quan sát

Trên hình 10.61 là một thí dụ phân tích tập trầm tích được xác định bởi ranh giới tập với các hệ thống trầm tích có đặc điểm trường sóng khác nhau. Trên hình 10.62 và 10.63 là thí dụ về các lát cắt địa chấn thể hiện các tập và hệ thống trầm tích.

Minh giải địa tầng phân tập   Phần 2

Hình 10.61 - Thí dụ phân tích tập trầm tích với các hệ thống trầm tích trên lát cắt địa chấn - a. Lát cắt địa chấn trước minh giải; b. Lát cắt sau minh giải

Minh giải địa tầng phân tập   Phần 2

Hình 10.62 - Thí dụ về xác định các hệ thống trầm tích trên lát cắt địa chấn. Mô hình tập trầm tích (a), Các hệ thống trầm tích trên lát cắt địa chấn (b, c, d)

Minh giải địa tầng phân tập   Phần 2

Hình 10.63 - Thí dụ lát cắt địa chấn thể hiện tập và các hệ thống trầm tích

Theo Minh giải địa chấn trong thăm dò và khai thác dầu khí

Địa tầng phân tập các loại bể hồ
Địa tầng phân tập vùng biển nước sâu
Minh giải địa tầng phân tập - Phần 1


Bình luận
Họ tên
Email
Mã xác nhận
 
 

Liên kết
Fanpage

​​​​​​​