Nhập khẩu LNG của Trung Quốc sẽ phục hồi nhẹ vào năm 2023
Nhập khẩu khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) của Trung Quốc đã giảm mạnh vào năm 2022 do sự gián đoạn gây ra bởi các biện pháp phong tỏa để kiểm soát dịch covid, nhưng đã đổi chiều khi các lệnh cấm được dỡ bở.

Khi dịch bệnh qua đi, hoạt động sản xuất và dịch vụ hồi sinh sẽ làm tăng mức tiêu thụ khí đốt và có khả năng thắt chặt nguồn cung LNG sẵn có cho châu Âu trước mùa đông 2023/24.

Vào năm 2022, ượng LNG nhập khẩu của Trung Quốc đã giảm 16 triệu tấn (-20%) so với năm 2021. Đây là lần thứ hai kể từ năm 2006, khi nước này bắt đầu nhập khẩu LNG, thì lượng nhập khẩu năm sau giảm so với năm trước. Lượng giảm LNG nhập khẩu chỉ được thay thế một phần với 4 triệu tấn (+9%) khí đốt chuyển qua đường ống từ Nga và Trung Á.

Cả LNG nhập khẩu và đường ống vẫn giảm trong hai tháng đầu năm nay, sự phụ hồi có thể phải chờ đến cuối năm 2023. Nguyên nhân được cho những người mua LNG của Trung Quốc tỏ ra nhạy cảm về giá nên có khả năng sẽ đợi giá giảm rồi mới tăng nhập khẩu và điền đầy kho chứa.

Sản lượng khí đốt nội địa của Trung Quốc tăng 9 triệu tấn (+6%) vào năm 2022 so với năm 2021 do giá cao và các chính sách của chính phủ nhằm cắt giảm sự phụ thuộc vào nhập khẩu.

Nhưng sự phục hồi nhập khẩu có thể nhỏ hơn so với dự đoán của một số nhà phân tích vì sản xuất khí đốt trong nước đang tăng mạnh và quốc gia này gần như đã hoàn thành quá trình chuyển đổi sang sử dụng khí đốt tự nhiên cho người dân thành thị.

Theo số liệu năm 2022 của Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc, khí đốt được cung cấp cho 98% cư dân ở khu vực thành thị vào cuối năm 2021, tăng từ 92% vào năm 2011 và 60% vào năm 2001. Các hộ gia đình thành thị được cung cấp hơn 41 tỷ mét khối khí vào năm 2021, tăng từ 13 tỷ mét khối năm 2011 (tăng trưởng gộp 12%). Các nguồn khí đốt được cung cấp là từ LPG đóng chai, khí đốt than sản xuất hay khí đốt khai thác. Tổng khối lượng khí nhà máy khí đốt cung cấp cho khách hàng dân cư đã giảm xuống chỉ còn 430 triệu mét khối vào năm 2021 so với 2,4 tỷ mét khối vào năm 2011 (mức giảm gộp hàng năm là 16%). LPG vẫn được sử dụng bởi 40% cư dân đô thị ở Quảng Đông, 37% ở Phúc Kiến, 33% ở Chiết Giang và 25% ở Giang Tây so với chỉ 9% ở Hà Bắc, tỉnh xung quanh Bắc Kinh và Thiên Tân. Sản lượng LPG cung cấp cho các hộ gia đình đã giảm xuống 4,9 triệu tấn vào năm 2021 từ mức 6,3 triệu tấn vào năm 2011.

Sự chuyển đổi từ LPG và đặc biệt là khí từ nhà máy khí đốt đã làm tăng mức tiêu thụ khí đốt tự nhiên trong thập kỷ qua. Quá trình chuyển đổi gần như hoàn tất đối với khí đốt than và đang diễn ra tốt đẹp đối với khí hóa lỏng LPG, điều đó có nghĩa là mức tiêu thụ khí đốt tự nhiên trong dân cư có thể sẽ tăng chậm hơn trong tương lai. Khi việc mở rộng công suất truyền tải được thực hiện, nhưng hướng đến LPG và khí tự nhiên hơn chứ không phải LNG, thì khả năng nhập khẩu LNG sẽ không tăng quá mạnh như dự báo.

Minh Trí


Bình luận
Họ tên
Email
Mã xác nhận
 
 

Liên kết
Fanpage

​​​​​​​