Giá dầu ngày 05/09/2022
Giá dầu thế giới tiếp tục chịu áp lực từ nguy cơ suy thoái kinh tế, thắt chặt chính sách tiền tệ kiềm chế lạm phát, dịch bệnh nhen nhóm tái bùng phát ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất công nghiệp, đặc biệt Trung Quốc.

Tại hội nghị chuyên đề Jackson Hole ngày 26/08, Chủ tịch Fed đã có bài phát biểu ảnh hưởng mạnh mẽ đến thị trường tài chính khi phát đi tín hiệu sẽ ưu tiên các biện pháp cứng rắn chống lạm phát, bất chấp tăng trưởng kinh tế bị ảnh hưởng. Giá năng lượng thế giới tăng cao trở thành vấn đề nan giải đối với các NHTW. Fed, ECB nhiều khả năng sẽ phải tiếp tục tăng LSCB thêm 50-75 điểm % trong phiên họp định kỳ tháng 9 tới. Bên cạnh đó, phần lớn các nền kinh tế lớn thế giới đang đối mặt với nguy cơ rơi vào giai đoạn suy thoái. Chỉ số hoạt động kinh doanh tổng hợp (PMI Composite), bao gồm lĩnh vực sản xuất công nghiệp và dịch vụ tháng 7 tại Mỹ, Eurozone, Nhật Bản, Anh đều tiếp tục giảm xuống mức dưới 50 điểm. Kết thúc tháng 8, Brent đã giảm hơn 13% xuống còn 93,3 USD/thùng. Trong tuần giao dịch cuối cùng, giá dầu thế giới chủ yếu giảm, có thời điểm Brent mất mốc 92 USD/thùng.

Ngoài những yếu tố vĩ mô nêu trên, giá dầu tuần qua bị chi phối bởi thông tin Iran gần đạt được thỏa hiệp với Mỹ, có thể cho phép nước này tăng 1-1,4 triệu bpd nguồn cung dầu thô ra thị trường, hiện Iran đang có sẵn từ 60-90 triệu thùng dầu thô trong các kho nổi khắp thế giới. Tuy nhiên, thông tin mới nhất bác bỏ khả năng Mỹ và Iran đàm phán thành công thỏa thuận hạt nhân, điều này sẽ hỗ trợ giá dầu trong tuần giao dịch đầu tháng 9. Bên cạnh đó, tại kỳ họp ngày 05/09 OPEC+ dự kiến giữ nguyên hoặc thậm chí xem xét khả năng cắt giảm sản lượng khai thác nhằm bình ổn giá dầu thế giới. Cùng với đó, Saudi Arabia có kế hoạch cắt giảm -4,5 USD/thùng giá bán (OSP) tháng 10 đối loại dầu xuất khẩu chủ đạo Arab Light.

Theo chúng tôi nhận định, đến cuối tuần này, giá Brent sẽ giao động trong biên độ 87 - 105 USD/thùng.


Bình luận
Họ tên
Email
Mã xác nhận
 
 

Liên kết
Fanpage

​​​​​​​