Dầu mỏ, Tiền bạc và Quyền lực (Kỳ 32)
Năm 1974, OPEC có thặng dư 67 tỷ đô-la trong khoản cân đối thanh toán hàng hóa, dịch vụ, và "những thứ hữu hình" như thu nhập đầu tư.

CHƯƠNG 31: UY QUYỀN TUYỆT ĐỐI CỦA OPEC

Thời gian thay đổi, các đế quốc hình thành rồi suy tàn, và tòa nhà văn phòng hiện đại của Karl Lueger Ring ở Viên thường được gọi là "Tòa nhà Texaco" theo tên người thuê chính cũng không phải là ngoại lệ. Nhưng đến giữa những năm 1970, vì sự hiện diện của một người thuê khác, nó bất ngờ được biết tới với tên tọi "Tòa nhà OPEC". Sự thay đổi này tượng trưng cho tiến trình thay đổi toàn cầu mạnh mẽ: các nước xuất khẩu dầu mỏ nắm lấy quyền quyết định mà trước đây các công ty quốc tế nắm giữ.

OPEC đến Viên chỉ là tình cờ. Những ngày đầu thành lập, họ đã đặt trụ sở ở Sans-serif, song người Thụy Sĩ nghi ngờ ý định nghiêm túc của họ và thậm chí là tầm quan trọng của họ, nên từ chối cấp quy chế ngoại giao thỏa đáng cho tổ chức quốc tế này. Trong khi đó, người Áo lại háo hức muốn có uy tín quốc tế và sẵn sàng nhân nhượng, vì thế năm 1965, bất chấp các tuyến đường hàng không quốc tế còn yếu kém của Áo, OPEC đã chuyển tới Viên. Trụ sở của OPEC ở Viên, trong tòa nhà Texaco là bằng chứng rõ ràng cho thấy ngay từ đầu, người ta đã không chú ý đúng mức đến tổ chức thần bí và kỳ lạ này – một tổ chức bất chấp những phản đối ban đầu về sự thành lập của nó đã rất nhanh đạt được mục tiêu chính trị trọng tâm – xác lập "chủ quyền" của các nhà xuất khẩu dầu đối với tài nguyên của họ.

Nhưng đến giữa những năm 1970, tất cả đã thay đổi. Trật tự quốc tế đã đảo ngược. Các thành viên OPEC bị lợi dụng, bị tâng bốc, bị chỉ trích và lên án. Đó là lý do tốt. Giá dầu mỏ là trái tim của thương mại thế giới và những ai nắm quyền kiểm soát giá dầu mỏ sẽ được xem là ông chủ mới của nền kinh tế toàn cầu. Các thành viên OPEC trong những năm 1970 gần như bao gồm tất cả các nhà xuất khẩu xăng của thế giới, trừ Liên Xô. Và họ nắm quyền quyết định liệu có lạm phát hay suy thoái không. Họ sẽ là các nhà băng mới của thế giới. Họ sẽ tìm cách quy định một trật tự kinh tế quốc tế mới, vượt ra ngoài sự phân phối lại các khoản cho thuê từ người tiêu dùng tới nhà sản xuất, tới bên thành lập cơ sở phân phối bán sỉ có cả quyền lực kinh tế và chính trị. Họ sẽ là tấm gương cho phần còn lại của thế giới đang phát triển. Các nước thành viên OPEC sẽ có tiếng nói quan trọng đối với các chính sách đối ngoại và thậm chí là quyền tự trị của một số nước quyền lực nhất trên thế giới. Vì vậy, chẳng có gì ngạc nhiên khi một ngày nào đó sẽ coi gọi khoảng thời gian này, từ năm 1974 đến năm 1978, là "Thời đại hoàng kim của OPEC".


Nhưng nỗi hoài cổ chắc chắn khép lại ký ức của ông. Giữa những năm 1975, các nước OPEC đã hoàn tất việc giành lại quyền kiểm soát đối với nguồn tài nguyên của chính mình. Không còn nghi vấn nào nữa về việc ai sở hữu dầu mỏ của họ. Song những năm tháng bị chi phối bởi cuộc chiến quyết liệt về giá trị của nguồn tài nguyên quý giá này không chỉ còn hiện hữu đối với người tiêu dùng mà còn trong cả OPEC nữa. Và sẽ có riêng một vấn đề chi phối các chính sách kinh tế và chính trị quốc tế trong toàn bộ thập kỷ này.

Dầu mỏ và kinh tế thế giới

Giá dầu tăng lên bốn lần do lệnh cấm vận dầu mỏ của các nước Arập và các nước xuất khẩu nắm quyền kiểm soát giá đã kéo theo những thay đổi to lớn ở khắp nơi trên thế giới. Tổng thu nhập từ dầu của các nước xuất khẩu đã tăng từ 23 tỷ đô-la năm 1972 lên 140 tỷ đô-la năm 1977. Các nhà xuất khẩu đã tích góp được các khoản thặng dư tài chính rất lớn và mối quan ngại rằng họ có thể không chi hết số tiền này khiến các nhà băng và các nhà hoạch định chính sách kinh tế của thế giới phải e ngại: Hàng chục tỷ đô-la chưa được dùng đến, vẫn nằm nhàn rỗi trong các ngân hàng báo hiệu cho dao động và trục trặc trong nền kinh tế thế giới. Lẽ ra, họ không cần lo lắng. Những nước xuất khẩu, bỗng nhiên trở nên giàu có và chắc chắn còn giàu hơn nhiều so với những gì họ mơ ước, đã bắt đầu một chương trình chi tiêu chóng mặt: công nghiệp hóa, xây dựng cơ sở hạ tầng, các khoản trợ cấp, dịch vụ, nhu yếu phẩm, hàng xa xỉ, vũ khí, tiều xài phung phí và tham nhũng. Với các khoản chi tiêu dồn dập, các cửa khẩu bị tắc nghẽn do vượt quá khả năng của nó, các tàu hàng phải chờ hàng tuần lễ mới đến lượt dỡ hàng.

Các nhà buôn và thương nhân kinh doanh tất cả các loại hàng hóa và dịch vụ đổ xô từ các nước công nghiệp đến các quốc gia xuất khẩu dầu mỏ, tranh nhau đặt phòng tại những khách sạn đã quá tải, và len lỏi vào các phòng chờ của các phòng ban chính phủ. Mọi thứ đều để bán cho những người sản xuất dầu mỏ và giờ đây họ đã có tiền để mua. Những giao dịch vũ khí trở thành lĩnh vực kinh doanh tiềm năng. Đối với các nước công nghiệp phương Tây, việc gián đoạn nguồn cung năm 1973 và mức độ phụ thuộc cao của họ vào Trung Đông đã bảo đảm việc tiếp cận dầu mỏ trở thành một mối quan ngại chiến lược của trình tự đầu tiên. Kinh doanh vũ khí, sự theo đuổi gắt gao, là cách để tăng cường an ninh, duy trì hay có được ảnh hưởng. Các nước trong khu vực này chỉ hăm hở mua. Các sự kiện năm 1973 đã chứng minh tính hay thay đổi của khu vực này; các đối thủ khu vực, quốc gia không chỉ khó lường mà tham vọng của họ cũng lớn hơn. Có hai siêu cường đã chuyển sang mức cảnh báo hạt nhân ở khu vực Trung Đông.

Nhưng vũ khí chỉ là một phần trong số mặt hàng quan trọng sau năm 1973, trong đó có hàng tiêu dùng và hệ thống điện thoại. Việc phổ biến các xe tải nhỏ Datsun ở Arập Xêút là điểm đặc trưng của thời kỳ này. Một giám đốc điều hành của Nissan cho hay: "Nuôi lạc đà rất tốt trong khi xe Dastsun lại rẻ." Giữa những năm 1970, ở Arập Xêút một chiếc Datsun có giá 3.100 đô-la, còn giá một con lạc đà là 760 đô-la. Tuy nhiên, ở mức giá 12 xu cho một thùng xăng so với giá thức ăn của lạc đà, thì nhiên liệu cho một chiếc Datsun rẻ hơn nhiều so với thức ăn của lạc đà. Gần như chỉ sau một đêm, Nissan trở thành công ty cung cấp phương tiện đi lại số một cho Arập Xêút và xe tải Datsun là loại xe được ưa thích của người Arập, những người mà cha ông họ từng là trụ cột trong các đội quân của Ibn Saud trên lưng lạc đà. Tóm lại, việc chi tiêu ồ ạt của các nước xuất khẩu, cùng với mức độ lạm phát phi mã của các nền kinh tế quá nóng ở những nước này, bảo đảm những thặng dư tài chính của họ sẽ sớm biến mất. Và chúng đã biến mất hoàn toàn – bất chấp những e ngại ban đầu của các nhà băng. Năm 1974, OPEC có thặng dư 67 tỷ đô-la trong khoản cân đối thanh toán hàng hóa, dịch vụ, và "những thứ hữu hình" như thu nhập đầu tư. Đến năm 1978, mức thặng dư này chuyển thành mức thâm hụt 2 tỷ đô-la.

Đối với các nước phát triển của phương Tây, việc tăng giá dầu mỏ đột ngột đã đem lại những thay đổi sâu sắc. Các khoản thanh toán dầu mỏ chảy ồ ạt vào ngân khố của các nước xuất khẩu đã bổ sung cho việc rút lại rất nhiều sức mua của họ − điều được biết đến như là "thuế OPEC". Việc áp đặt "thuế" này khiến các nước công nghiệp lún sâu vào suy thoái. Tổng sản lượng quốc gia (GNP) của Mỹ giảm xuống 6% từ năm 1973-1975 trong khi tỷ lệ thất nghiệp tăng gấp đôi lên 9%. Năm 1974, lần đầu tiên kể từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai, GNP của Nhật Bản giảm. Khi người Nhật lo lắng rằng điều thần kỳ kinh tế của họ có thể kết thúc, những sinh viên tỉnh táo ở Tokyo đã ngừng hô vang "GNP chết tiệt" trong các cuộc biểu tình, mà thay vào đó họ làm việc chăm chỉ hơn với cam kết làm việc suốt đời. Đồng thời, việc tăng giá đã tạo ra cú sốc lạm phát khốc liệt đối với các nền kinh tế mà vốn đã bị lạm phát bám chặt. Trong khi tăng trưởng kinh tế khôi phục trở lại năm 1976 trong thế giới công nghiệp, thì lạm phát bám chặt trong cơ cấu của phương Tây, được xem như là vấn đề nan giải của thời kỳ hiện đại.

dau mo tien bac va quyen luc ky 32

Những nước phải chịu đựng nhiều nhất từ việc tăng giá là những nước đang phát triển không may mắn có dầu mỏ. Cú sốc tăng giá là đòn phá hủy mạnh nhất cho sự phát triển kinh tế trong những năm 1970. Các quốc gia đang phát triển không chỉ bị tác động bởi các cú sốc suy thoái và lạm phát mà việc tăng giá còn làm tê liệt cán cân thanh toán, kìm hãm khả năng tăng trưởng, hoặc ngăn cản tăng trưởng của họ. Những nước này phải chịu thêm những hạn chế về thương mại và đầu tư thế giới. Cách thoát khỏi điều này ở chừng mực nào đó là vay mượn, vì vậy một số lượng lớn đô-la thặng dư của các nước OPEC đã được "quay vòng" thông qua hệ thống ngân hàng tới những nước đang phát triển này. Vì vậy, họ càng lún sâu vào nợ nần. Tuy nhiên, cũng phải tạo ra một phạm trù mới – "thế giới thứ tư" − để bao hàm được tầng lớp thấp hơn của các nước đang phát triển, những nước bị thúc sau lưng vì nghèo đói gia tăng.

Các vấn đề mới và rất nan giải của các nước đang phát triển đặt các nước xuất khẩu dầu mỏ vào hoàn cảnh rắc rối, thậm chí là lúng túng. Rốt cuộc, họ cũng là các nước đang phát triển, và họ giờ đây tự tuyên bố là người tiên phong của "phía Nam" − thế giới đang phát triển - trong nỗ lực nhằm chấm dứt "sự khai thác" của phương Bắc − thế giới công nghiệp. Họ cho biết mục đích của họ là buộc phải phân chia lại của cải toàn cầu từ Bắc sang Nam. Ban đầu, các nước đang phát triển khác, cân nhắc về hàng hóa xuất khẩu của mình và các khía cạnh tổng thể, đã lớn tiếng chúc mừng thắng lợi của OPEC và tuyên bố tình đoàn kết của họ. Và đây là thời điểm mà "trật tự quốc tế mới" được thảo luận rất nhiều. Nhưng các mức giá mới của OPEC đã tạo ra sự thụt lùi to lớn đối với phần còn lại của thế giới đang phát triển. Một số nước xuất khẩu dầu mỏ đã xây dựng các chương trình cho vay và cung cấp dầu mỏ của riêng mình nhằm trợ giúp các nước đang phát triển khác. Song phản ứng chính của các nước xuất khẩu là giành thắng lợi trong "cuộc đối thoại Bắc – Nam" giữa các nước phát triển và đang phát triển, khẳng định việc cột chặt giá dầu với các vấn đề phát triển khác, với mục đích là nhằm thúc đẩy sự phân phối lại của cải toàn cầu.

Hội nghị hợp tác kinh tế quốc tế, bao gồm cả đối thoại Bắc - Nam, đã họp tại Paris năm 1977. Một số quốc gia công nghiệp hy vọng sự có mặt của họ sẽ bảo đảm được việc tiếp cận dầu mỏ. Pháp, vẫn tức giận với ban lãnh đạo của Kissinger trong thời gian có lệnh cấm vận dầu mỏ và lòng đố kỵ lâu nay về lập trường của Mỹ đối với dầu mỏ ở Trung Đông, đã thúc đẩy cuộc đối thoại này như một phương án lựa chọn đối với các chính sách của Mỹ. Các nước khác coi đây là cách để làm lắng dịu cuộc đối đầu giữa những nước nhập khẩu và nước xuất khẩu dầu mỏ cũng như tạo ra đối trọng đối với các mức giá dầu cao hơn. Mặc dù cuộc đối thoại đã tiến hành được hai năm, thu hút được nhiều nỗ lực, song vẫn cho thấy ít có khả năng chấm dứt. Các nước tham gia thậm chí không thể nhất trí được về một bản thông cáo. Vấn đề với hầu hết phần còn lại của thế giới đang phát triển, trên thực tế, không phải là cách nói khoa trương cao cả ở Paris mà là thực tế của các thị trường đang bị đình trệ trong thế giới công nghiệp đối với hàng hóa và hoạt động sản xuất của chính họ.

Người Arập Xêút đối đầu với Shah

Chính OPEC trở thành hình ảnh quốc tế của trật tự đầu tiên giữa những năm 1970. Các con mắt trên khắp thế giới dán chặt vào các cuộc họp, dõi theo các chi tiết kịch tính, vẻ phô trương và nhiều chấn động. Những đôi tai háo hức nắm bắt bất kỳ manh mối nào về những gì có thể sẽ xảy ra đối với nền kinh tế thế giới, họ căng thẳng khi nghe phản ứng nhanh của một vị bộ trưởng trước một câu hỏi lớn tiếng khi ông này đi qua tiền sảnh của khách sạn. Bắt đầu một ngày làm việc của OPEC, đàm phán về dầu mỏ − "những ưu đãi", "thay đổi theo mùa", "xây kho hàng tồn" − giờ đây trở thành cách nói của các nhà hoạch định chính sách chính phủ, các phóng viên, những kẻ đầu cơ tài chính. Mặc dù OPEC thường được miêu tả là "tập đoàn các-ten" trong giai đoạn này song trên thực tế lại không phải như vậy.

Howard Page, cựu điều phối viên Trung Đông của Exxon, năm 1975 đã nhận xét: "Bạn có thể gọi OPEC là một câu lạc bộ hoặc một hiệp hội, chứ đúng ra khối này không phải là một các-ten". Để chứng minh quan điểm này, ông đã dùng cuốn từ điển của Nhà xuất bản Funk & Wagnall, trong đó định nghĩa các-ten là "sự kết hợp các nhà sản xuất để điều tiết giá cả và đầu ra của một sản phẩm hàng hóa". OPEC chắc chắn đang cố ấn định mức giá, song không phải chưa phải là đầu ra sản phẩm. Vẫn chưa có mức quota hay mức sản phẩm nào được quy định. Thị trường bị chi phối, theo một công thức, không phải do một các-ten mà là do "một thị trường khan hiếm người bán, ở chừng mực nào đó là bất kham" quy định. Trong giai đoạn này, phần lớn các nước xuất khẩu gần như đang sản xuất theo theo đúng năng lực của mình. Trừ Arập Xêút, nước đang ấn định mức sản xuất của mình nhằm cố đạt được các mục tiêu giá cả.

Phản ứng trước sự chỉ trích về việc giá dầu tăng, các nước xuất khẩu nói chung đều trả lời rằng nếu nước nào đó phá vỡ các mức giá mà người tiêu dùng ở các nước công nghiệp trả cho các sản phẩm dầu mỏ trên cơ sở một thùng dầu, thì chính phủ phương Tây mới được hưởng lợi từ nguồn thuế lớn hơn so với mức các nước OPEC nhận được từ giá bán dầu. Đây là trường hợp ở Tây Âu, nơi có lịch sử lâu đời về mức thuế xăng lớn. Ví dụ, năm 1975, khoảng 45% khoản tiền mà người tiêu dùng Tây Âu phải trả cho các sản phẩm dầu mỏ thuộc về chính phủ trong khi chỉ khoảng 35% là theo mức giá của OPEC, 20% khác là chi phí vận chuyển, tinh lọc, lợi nhuận của người bán, v.v... Lập luận này ít có giá trị đối với Mỹ, nơi yếu tố thuế chỉ chiếm 18% trong khi phần cho nước xuất khẩu OPEC lại nhiều hơn so với yêu cầu là 50%. Ở Nhật Bản, chính phủ nắm 28%, còn 45% thuộc về OPEC. Bất kể khi nào bị chia rẽ, các chính phủ của bên tiêu dùng đều phản ứng trước yêu cầu của OPEC khi cho rằng điều họ thực hiện là trong phạm vi biên giới của họ và họ áp thuế như thế nào đối với công dân của mình là chuyện của họ, và rằng các kết quả kinh tế vĩ mô đối với các mức thuế kinh doanh của mình hoàn toàn khác so với hậu quả của "thuế OPEC".

dau mo tien bac va quyen luc ky 32

Nhưng vấn đề thực sự là điều gì sẽ xảy ra? Mối quan ngại chính của các nước tiêu thụ trong những năm 1974-1978 hóa ra là một việc đơn giản: Giá dầu sẽ tiếp tục tăng hay vẫn mức cũ và bị tác động bởi lạm phát? Câu trả lời cho vấn đề này sẽ tùy thuộc vào sự tăng trưởng hay sụt giảm kinh tế, việc làm, lạm phát, xu hướng của luồng tiền hàng chục tỷ đô-la trên thế giới. Mặc dù OPEC thường bị cho là bị chia rẽ giữa "những người cực đoan" và "những người ôn hòa", thì vấn đề tương tự này cũng là tiêu điểm của cuộc chiến đang diễn ra giữa hai nước sản xuất dầu lớn nhất ở Trung Đông là Arập Xêút và Iran. Trong những năm 1960, đây là hai nước có sản lượng dầu mỏ lớn nhất và giờ đây đang ganh đua về giá và vị trí dẫn đầu. Đối với Shah, việc tăng giá tháng 12 năm 1973 là một thắng lợi to lớn của ông, và mang tính cá nhân đậm nét. Từ đó trở đi, ông đã thấy thời của mình cũng như cơ hội − triển vọng về nguồn doanh thu dường như vô tận, với điều kiện là được can thiệp bởi thần thánh, để hoàn thành tham vọng muốn tạo ra cái gọi là Nền văn minh vĩ đại của Iran của ông và theo đó, giải quyết các vấn đề kinh tế đang gia tăng của Iran.

Hoàng hậu Iran giữa những năm 1970 viết: "Một trong những điều duy nhất mà chồng tôi thích trong cuộc đời đó là bay lượn, lái xe và đi thuyền − ông ấy thích tốc độ!" Shah đã áp dụng đam mê của mình để tăng tốc cho đất nước với mục đích đưa Iran tiến nhanh tới thế kỷ XXI. Để làm như vậy, ông phớt lờ việc tất cả những lời phản đối, sự lệch hướng do việc tăng tốc gây ra và cả sự thù hận lẫn nỗi bất hạnh của người dân. Shah tuyên bố Iran sẽ trở thành cường quốc công nghiệp lớn thứ năm thế giới; đó sẽ là một Tây Đức mới, một Nhật Bản thứ hai. Ông khoe: "Iran sẽ là một trong những nước quan trọng trên thế giới. Mọi điều bạn mơ ước đều có thể đạt được ở đây."

Tách khỏi thực tế với những khoản tiền khổng lồ thu được từ dầu mỏ, Shah bị hủy hoại bởi tham vọng và mơ ước của mình. Ông tự tạo quanh mình tất cả những biểu hiện của một nước đế quốc. Ai dám bất đồng với Shah, can gián, là người chuyển tin xấu đến ông? Đối với những lời chỉ trích về việc tăng giá, Shah có thái độ mỉa mai, ngạo mạn tùy tiện. Ông cho rằng lạm phát ở phương Tây là nguyên nhân khiến giá tăng cao hơn, ông không đếm xỉa đến thực tế rằng giá dầu cao hơn có thể làm tăng lạm phát. Ông nói với Đại sứ Mỹ: "Thời gian trôi qua thì các nước công nghiệp lớn có thể thoát khỏi các chiến thuật sức ép chính trị và kinh tế. Tôi muốn ngài biết rằng Shah sẽ không tạo ra sức ép nước ngoài về giá dầu". Hơn thế nữa, nguồn dự trữ dầu ít ỏi của Iran khi so với các nước láng giềng, buộc Iran chẳng sớm thì muộn phải đưa ra mức giá cao hơn. Và khi "đến muộn", thì các lượng dự trữ của Iran có thể bị cạn kiệt. Cuối cùng, đó là lòng tự hào của Shah. Tất cả những điều nhục nhã trước đây giờ có thể đặt sang một bên, tất cả những lời nhạo báng đã thay đổi. Năm 1975, ông nói: "Có một số người đã nghĩ − và có lẽ một số người vẫn nghĩ − rằng tôi là đồ chơi trong tay người Mỹ. Tại sao tôi lại chấp nhận là đồ chơi? Lý do là vì quyền lực của chúng tôi, điều giúp chúng tôi mạnh hơn và đó là lý do tại sao chúng tôi lại hài lòng khi làm tay sai cho ai đó."

Nhưng khi thúc đẩy việc tăng thêm giá dầu, Shah đã gây hiềm khích với các nước láng giềng ở Vùng Vịnh. Người Arập Xêút không bao giờ đồng ý với quy mô tăng giá tháng 12 năm 1973. Họ cho rằng quy mô này quá lớn và quá nguy hiểm cho vị thế của chính họ. Họ lo ngại về các hậu quả kinh tế. Và họ đã được cảnh báo sẽ mất quyền kiểm soát đối với OPEC và trước những quyết định cơ bản về dầu mỏ, vốn là trung tâm cho sự tồn tại và tương lai của vương quốc này. Họ không muốn kéo dài các chu kỳ suy thoái và lạm phát - những chu kỳ được kéo dài do việc thăng thêm giá dầu. Do quy mô dự trữ dầu mỏ của mình, người Arập Xêút đã có nguyên tắc quyết định trong các thị trường dầu mỏ lâu dài trái ngược với Iran. Người Arập Xêút sợ rằng các mức giá cao hơn, và các kỳ vọng kéo theo có thể bắt đầu một động thái tách khỏi dầu mỏ để chuyển sang việc bảo tồn nguồn tài nguyên của mình, các nguồn nhiên liệu khác sẽ thay đổi và tham gia vào thị trường dầu mỏ lâu dài, vì vậy, sẽ làm giảm bớt giá trị nguồn dự trữ của họ.

Những cân nhắc này kéo theo những quan ngại khác. Arập Xêút là một nước lớn về mặt lãnh thổ song lại có quy mô dân số nhỏ. Việc tích lũy nhanh nguồn doanh thu dầu mỏ có thể tạo ra những căng thẳng xã hội và chính trị cũng như những nguy hiểm làm yếu đi mối quan hệ gắn bó của vương quốc này. Người Arập Xêút không muốn các mức giá cao can thiệp, làm phức tạp thêm hay làm suy yếu các mục tiêu của họ trong cuộc xung đột Arập - Israel. Và họ lo lắng về tác động của các mức giá cao hơn đối với sự ổn định chính trị của thế giới công nghiệp và thế giới đang phát triển, do sự bất ổn như vậy có thể đe dọa ngược lại đến họ. Những khó khăn kinh tế ở châu Âu giữa những năm 1970 dường như mở ra cánh cửa cho chủ nghĩa cộng sản, đặc biệt là ở Italia, và triển vọng những người cộng sản lên nắm quyền ở vùng biển Địa Trung Hải khiến Chính phủ Arập Xêút lo sợ trước nguy cơ Liên Xô muốn bao vây Trung Đông.

Vẫn còn mối quan ngại khác trong quan hệ Riyadh − Iran. Shah quá phấn kích với những tham vọng của mình, ông quá thiển cận khi muốn đưa ra mức giá cao hơn. Các mức giá dầu tăng thêm sẽ đem lại cho Iran thêm nhiều tiền và quyền lực, tạo điều kiện cho họ mua thêm nhiều vũ khí hơn, vì thế kéo theo việc thay đổi cán cân chiến lược và khuyến khích Shah tuyên bố quyền bá chủ đối với Vùng Vịnh. Người Arập Xêút hỏi tại sao người Mỹ lại quá ám ảnh với Shah? Tháng 8 năm 1975, Đại sứ Mỹ tại Riyadh báo cáo về Washington rằng Zaki Yamani đã nói: "Cuộc đàm phán về mối quan hệ hữu nghị bất diệt giữa Iran và Mỹ đang làm ông và những người Arập khác ghê tởm. Họ biết Shah là người hoang tưởng, rằng tâm thần ông ta rất không ổn định, rằng nếu chúng ta không thừa nhận điều này thì sẽ có điều gì đó không ổn đối với các quyền lực giám sát của chúng ta". Yamani đã lớn tiếng cảnh báo: "Nếu Shah rời khỏi vũ đài chính trị, chúng ta cũng có thể vẫn có một chế độ bạo lực, chống Mỹ ở Tehran."

Vì nhiều lý do khác nhau, cả về chính trị và kinh tế, người Arập đã theo đuổi có mục đích và mạnh mẽ đường hướng của mình là chống lại việc tăng thêm giá tại cuộc họp sau cuộc họp của OPEC. Sự cứng rắn của họ đã có lúc buộc OPEC phải chấp nhận hai mức giá khác nhau: một mức thấp hơn cho người Arập và đồng minh của mình là các Tiểu vương quốc Arập Xêút và một mức giá cao hơn cho 11 thành viên khác. Khi các nước xuất khẩu khác tìm cách biện minh cho việc tăng giá, thì người Arập Xêút ở vị trí đối lập muốn thúc đẩy sản xuất để cố gắng hạ bớt nhiệt thị trường. Song, họ đã khám phá ra một sự thật đảo lộn khả năng này. Khả năng sản xuất có thể chứng minh được của họ không cao như kỳ vọng.

Yamani

Trong những người Arập Xêút khôn ngoan nổi bật lên là Ahmed Zaki Yamani. Đối với ngành dầu mỏ toàn cầu, đối với các chính khách và các quan chức dân sự cấp cao, các phóng viên và cả thế giới nói chung, Yamani là một đại diện, quả thực là một biểu tượng, của thời kỳ dầu mỏ mới. Nét mặt của ông, đôi mắt nâu mở lớn, trong trẻo, dường như chẳng bao giờ bối rối và bộ râu Van Dyke được cắt tỉa, uốn lên nhẹ nhàng, trở nên quen thuộc trên khắp hành tinh. Nhưng trong khi tìm đến sự đơn giản hóa và các nhân cách, cũng như phản ứng trước cơ cấu chính trị không rõ ràng của Arập Xêút, thế giới đôi khi còn nhầm lẫn về vai trò của ông và gắn cho ông thứ quyền lực lớn hơn thực tế. Trong bài phân tích cuối cùng, ông là đại diện của Arập Xêút, một nhân vật hết sức quan trọng. Ông không thể sai khiến hay một mình quyết định chính sách của Arập Xêút, song ông có thể hình thành nên nó. Phong cách ngoại giao của ông, các kỹ năng phân tích và thương lượng, và cả kỹ năng làm việc với báo chí, tất cả tạo cho ông có tầm ảnh hưởng quyết định. Quyền lực của ông được tăng lên đơn giản là nhờ tuổi tác và việc ông kết thúc quyền lực lâu hơn bất kỳ người nào khác.

dau mo tien bac va quyen luc ky 32

Trong khi Yamani được nhiều người biết tới với tên gọi "Sheikh", tước hiệu tôn kính dành cho ông. Theo tiểu sử, Yamani là một Hijazi, một người đàn ông thị thành quê ở vùng duyên hải thương mại bên bờ Biển Đỏ của Arập Xêút, chứ không phải là một Nejdi, là người xuất thân từ các lãnh địa hoang mạc cô lập, là căn cứ địa ban đầu ủng hộ cho Ibn Saud và xem Riyadh như là trung tâm của họ. Yamani sinh ra ở Mecca năm 1930, năm mà St. John Philby đã thuyết phục được Shah Ibn Saud rằng cách duy nhất để thoát khỏi tình hình tài chính tuyệt vọng của vương quốc này là cho phép thăm dò dầu mỏ và khoáng sản. Trong thời thơ ấu của Yamani, lạc đà vẫn còn đi qua các con phố ở Mecca, và Yamani hàng đêm vẫn đọc hoặc dưới ánh đèn dầu "electreeks" hoặc là tới thánh đường nơi có ánh điện. Ông nội và cha của Yamani đều là các nhà truyền giáo và là các luật sư Hồi giáo. Cha ông từng là giáo sĩ lớn của Đông Ấn Hà Lan và Malaya. Sự kết hợp giữa học tập và lòng mộ đạo đã hình thành nên cách nhìn và sự phát triển trí tuệ của Yamani. Sau khi cha ông trở về Arập Xêút, ngôi nhà của gia đình ở Mecca trở thành điểm gặp gỡ của các học trò của ông. Yamani sau đó đã nói: "Nhiều người trong số họ là các luật gia nổi tiếng và họ thường thảo luận về luật và các vụ kiện với cha tôi. Tôi bắt đầu tham gia với họ. Sau khi họ đi khỏi, cha tôi và tôi thường ngồi lại hàng giờ đồng hồ, để ông bảo ban thêm và nhận xét về những lập luận của tôi".

Sự thông minh của Yamani được thừa nhận ngay từ khi còn theo học tại các trường ở Arập Xêút. Ông rời trường đại học ở Cairo và sau đó đến học ở Khoa luật Đại học New York, sau một năm học luật ở Harvard, nơi ông nghiên cứu luật quốc tế. Ông cũng lĩnh hội bằng trực giác về phương Tây và Mỹ nói riêng, về cách thức giao tiếp và thích nghi với người Mỹ. Khi trở về Arập Xêút, ông đã thành lập văn phòng luật đầu tiên tại nước này. Ông làm việc với tư cách là cố vấn cho nhiều bộ trong chính phủ, và chấp bút bản giao kèo nhượng bộ năm 1957 với công ty Arabian Oil, một công-xooc-xiomNhật Bản, can thiệp vào các vấn đề lớn ở Trung Đông.

Yamani cũng viết những bài bình luận về các vấn đề pháp lý cho nhiều tờ báo, trong đó có bài bình luận thu hút sự chú ý của người bảo trợ đáng giá nhất, Hoàng thân Faisal, con thứ hai của Ibn Saud. Faisal đã mời Yamani làm cố vấn pháp lý, và năm 1962, khi Faisal giành thắng lợi trong cuộc tranh giành quyền lực với anh trai mình là Saud, thì một trong những hành động đầu tiên của ông là cách chức vị bộ trưởng dầu mỏ theo đường lối dân tộc chủ nghĩa Abdullah Tariki. Ông đã bổ nhiệm Yamani, khi đó 32 tuổi, làm người kế nhiệm ông Tariki và đổi lại nhiệm vụ đầu tiên của Yamani là chấm dứt cuộc đối đầu giữa Tariki với Aramco, và thực hiện tinh tế và khôn ngoan hơn, với hiệu quả cao hơn, để hướng tới các mục tiêu cuối cùng. Một giám đốc điều hành của một trong những Công ty Aramco phàn nàn: "Bất kỳ ngày nào, tôi cũng phải hứng chịu hàng loạt những lời nguyền rủa và chỉ trích. Yamani có thể dồn bạn tới chân tường bằng sự hợp lý ngọt ngào".

Trong thời gian áp đặt lệnh cấm vận năm 1973, Yamani đã là bộ trưởng dầu mỏ được 11 năm và đã tích luỹ rất nhiều kinh nghiệm cũng như phát triển kỹ năng, cũng như tài năng thương lượng xuất sắc của ông. Giọng của ông nhẹ nhàng, buộc đối phương phải căng thẳng và im lặng lắng nghe những gì ông nói. Ông hầu như không bao giờ mất bình tĩnh; càng tức giận, ông càng im lặng hơn. Lối nói khoa trương không phải là phong cách của ông. Ông đi theo con đường lôgíc từ điểm này tới điểm kia, có khoảng dừng đủ để rút ra phần cốt lõi, những liên kết, những mệnh lệnh và cả những hậu quả nữa. Tất cả đều đơn giản và thuyết phục, rõ ràng và không thể bác bỏ được đến nỗi chỉ kẻ điên hay gã ngốc mới phản đối. Đó là cách diễn thuyết quá đỗi thuyết phục đối với nhiều người và hoàn toàn không chọc giận người khác.

Yamani cẩn thận tạo ra sự thần bí cho mình; ông làm chủ sự kiên nhẫn và cái nhìn không chớp mắt. Khi cần, ông sẽ nhìn vào người đối thoại với mình, không cần nói một lời, tay lần tràng hạt, cho đến khi đối tượng thay đổi. Khi chơi cờ, ông cẩn thận cân nhắc về nước đi của đối thủ và nước đi của mình. Dù là nhà chiến lược lão luyện, chuyên gia tác chiến khi được yêu cầu theo các nhu cầu ngắn hạn của Arập Xêút nhưng khi ra ngoài, ông cũng luôn cố gắng suy nghĩ về lâu dài, thích hợp với tư cách là người đại diện của một nước có quy mô dân số nhỏ nhưng lại chiếm đến 1/3 nguồn tài nguyên dầu mỏ của thế giới. Ông từng nói: "Trong cuộc đời tôi mọi thứ tôi làm, tôi đều cân nhắc về lâu dài. Nếu bạn suy nghĩ trong ngắn hạn, bạn sẽ gặp rắc rối vì suy nghĩ trong thời gian ngắn hạn chỉ là một chiến thuật đem lại lợi ích ngay lập tức." Ông tin rằng những gì thế giới phương Tây đang phải chịu đựng là do lối suy nghĩ ngắn hạn, kết quả thường thấy của nền dân chủ. Về bản chất, Yamani cũng luôn cẩn trọng và tính toán. Năm 1975, khi đang trong thời kỳ hoàng kim của mình, Yamani nói: "Tôi không thể chịu đựng được trò đỏ đen. Vâng, tôi ghét nó. Nó làm hỏng tâm hồn. Tôi chưa bao giờ là con bạc. Chưa bao giờ". Ông nhấn mạnh, trong chính trị dầu mỏ, ông chưa bao giờ đánh bạc. "Đó luôn là rủi ro có tính toán. Tôi tính toán những rủi ro của mình rất tốt. Và khi tôi đã có những phép tính, thì có nghĩa là tôi đã có tất cả những phòng ngừa cần thiết để giảm thiểu chúng tới mức tối thiểu, gần như là về không".

Yamani đã tạo ra những phản ứng mạnh mẽ. Đối với nhiều người ông rất tài giỏi, một nhà ngoại giao đẳng cấp cao, hiểu biết rộng, xuất sắc về dầu mỏ, kinh tế và chính trị. Một trong những người làm việc với ông trong 25 năm cho hay: "Ông là một chiến lược gia tài năng. Ông không bao giờ đánh trực tiếp vào mục tiêu của mình song ông cũng không bao giờ đánh mất điều ông muốn hướng tới." Ở phương Tây, ông là hiện thân của đế quốc OPEC và có uy thế về quyền lực dầu mỏ. Đối với nhiều nhà lãnh đạo phương Tây, ông là một người đối thoại biết điều, có tầm ảnh hưởng và rất am tường sự việc. Đối với nhiều người ngoài xã hội, ông là người hòa đồng và vì thế cũng là người bị chỉ trích và chế giễu nhất trong số đại diện của các nước xuất khẩu dầu mỏ. Ngay một số người trong OPEC và thế giới Arập cũng ghét ông, hoặc vì ganh tị với sự xuất chúng của ông hoặc coi ông là quá thân phương Tây, hoặc đơn giản chỉ cho là ông nhận được quá nhiều sự tin tưởng. Các đối thủ ghen tị và những người hoài nghi đều thừa nhận ông được "đánh giá cao". Một quan chức Aramco, người thường xuyên làm việc với ông, đã bị ấn tượng bởi khả năng "quá bình tĩnh" của Yamani.

Henry Kissinger, người nhiều lần làm việc với Yamani, cũng nửa đùa nửa thật với giọng vui vẻ và đầy cân nhắc khi nhận định về ông: "Tôi thấy ông là người cực kỳ thông minh và uyên bác; ông có cái nhìn sắc sảo về nhiều vấn đề, bao gồm cả xã hội học và tâm lý học. Đôi mắt thận trọng và bộ râu kiểu Van Dyke của ông khiến ông trông giống một quý tộc trẻ đang thực hiện chính sách dầu mỏ nhưng hoàn toàn không có nghĩa là ông đang đem lại thông điệp khải huyền, đặc biệt là khi ông đề xuất bằng giọng nhẹ nhàng và nụ cười khiêm nhường đi đôi với những ngụ ý hành động. Vào thời gian đó, ở trong nước, dù gặp trở ngại do được sinh ra từ giới lãnh đạo chính trị phục vụ cho những ông hoàng và bởi tài năng từ cuộc sống đời thường, nhưng ông nổi bật ở vị trí quan trọng, mặc dù chỉ là người thực hiện quyền lực chính trị ở vương quốc này. Ông trở thành nhà kỹ trị trên cả xuất sắc." Yamani là người của Faisal, ông rất tận tâm với Shah, người đã lựa chọn ông. Đổi lại, Shah rất yêu mến Yamani và ban thưởng cho ông nhiều tài sản mà giá trị của nó tăng lên vùn vụt trong thời gian bùng nổ dầu mỏ và là cơ sở mang lại sự giàu có cho Yamani. Mối quan hệ mật thiết, sâu sắc với Shah đã giúp ông có toàn quyền trong việc ra chính sách về dầu mỏ, mặc dù luôn phải qua sự kiểm tra cuối cùng của Faisal, và luôn theo các đường lối mà Hoàng gia đã xác định với một thành viên xuất sắc nhất phụ trách chính sách dầu mỏ sau chính Shah là người em cùng cha khác mẹ, Hoàng thân Fahd.

Tháng 3 năm 1975, Yamani cùng đi với Bộ trưởng dầu mỏ Côoét đến yết kiến Shah Faisal. Cháu trai của Faisal cũng theo đoàn vào một phòng khách nhỏ và khi Bộ trưởng Côoét quỳ trước Shah thì người cháu trai bước tới trước, và bắn nhiều phát vào đầu Faisal, giết chết ông ngay lập tức. Về sau, một vài người cho rằng vụ ám sát này là để trả thù cho anh của đứa cháu trai, kẻ đã bị giết chết trước đó do dẫn đầu một vụ tấn công của những người theo trào lưu chính thống nhằm vào một đài truyền hình để phản đối việc phát sóng lần đầu tiên giọng phụ nữ tại vương quốc này. Những người khác cho biết kẻ giết người trẻ tuổi này đã bị nhiễm loại khí cực độc còn sót lại. Tuy nhiên, những người khác chỉ đơn giản nói rằng anh ta là kẻ bị loạn trí, mất cân bằng tâm thần, và lưu ý rằng anh ta đã từng bị truy tố khi còn là sinh viên ở Colorado do bán ma túy.

Sau đó, vào tháng 12 năm đó, kẻ khủng bố quốc tế đầu tiên được biết tới với tên gọi là "Carlos", một kẻ cuồng tín người Venezuela, đã cầm đầu năm kẻ khủng bố khác tiến hành tấn công một hội nghị cấp bộ trưởng tại tòa nhà OPEC ở Karl Lueger Ring ở Viên. Ba kẻ trong số chúng đã bị tiêu diệt ngay từ những phút đầu. Những kẻ khủng bố đã bắt các bộ trưởng dầu mỏ và các trợ lý của họ làm con tin, và cuối cùng thực hiện một hành trình bay gian khổ, đầu tiên là đến thủ đô Angiê, sau đó là Tripoli, rồi lại trở về Angiê. Trên tất cả các tuyến bay này, chúng đe dọa sẽ giết hại các bộ trưởng. Chúng khẳng định chắc nịch sẽ kết án tử hình: Jamshid Amouzegar, Bộ trưởng dầu mỏ Iran, và Yamani, con mồi số một của chúng. Trên các chuyến bay căng thẳng này, Yamani dành thời gian để lần tràng hạt và tụng kinh Koran, ông tin chắc mình sẽ sớm thành người thiên cổ. Bốn mươi bốn tiếng sau vụ tấn công ở Viên, sự thử thách cuối cùng cũng chấm dứt ở Angiê, với việc hoãn "án tử hình" và phóng thích mọi người, trong đó có Yamani. Một số người cho rằng một phái của chính phủ các nước Arập đã hỗ trợ cho những kẻ khủng bố này và có thể thậm chí còn cam kết trao thưởng lớn.

Sau năm 1975, có thể hiểu Yamani bị ám ảnh về vấn đề an ninh. Và sau vụ ám sát Faisal, ông không còn được độc lập trong các quyết định về dầu mỏ như trước. Người kế tục ngai vàng là người em cùng cha khác mẹ của Faisal, Khalid, người bị bệnh tim và chính ông cũng không phải là nhà lãnh đạo mạnh mẽ. Fahd trở thành thái tử và phó thủ tướng. Ông cũng là nhà hoạch định chính sách hàng đầu phụ trách về dầu mỏ, và cũng là người mà Yamani giờ đây phải báo cáo. Đối với các nước khác, Yamani vẫn là nhân vật số một, song ở Arập Xêút, đó là Thái tử Fahd thận trọng, kỹ lưỡng, người có tiếng nói cuối cùng về chính sách. Fahd nói rõ việc phản đối giá dầu cao hơn không chỉ là lập trường của Yamani mà còn là chính sách của Arập Xêút. Fahd tuyên bố giá cao hơn sẽ báo hiệu "thảm họa kinh tế". Quả thực, tại một cuộc gặp riêng với Tổng thống Mỹ Jimmy Carter ở Washington năm 1977, Fahd, ở chừng mực nào đó, đã mạnh mẽ hối thúc Carter gây sức ép đối với hai nước OPEC khác là Iran và Venezuela để ngăn cản giá tăng thêm. Đôi khi, các chính sách của Arập Xêút chọc giận các nước xuất khẩu dầu mỏ khác, đủ để đem lại hàng loạt những lời chỉ trích chua cay, thường thì cẩn thận nhằm vào Yamani chứ không phải hoàng gia. Yamani phàn nàn: "Khi bạn lắng nghe đài Iran hay đọc báo Iran, bạn sẽ cho tôi là quỷ dữ". Một trong những tờ báo hàng đầu ở Tehran gọi Yamani là "con rối của giới chủ tư bản và là kẻ phản bội không chỉ Shah, đất nước của mình mà còn cả thế giới Arập và thế thới thứ ba nói chung". Bộ trưởng dầu mỏ Iraq tuyên bố Yamani đang hành động "phục vụ chủ nghĩa đế quốc và chủ nghĩa Xiônít". Đối với những lời lẽ này, Yamani vẫn điềm tĩnh phản ứng bằng nụ cười khó hiểu và cái nhìn không chớp mắt.

Chiến lược của Mỹ

Bất chấp việc ganh đua cục bộ trong OPEC, chắc chắn có sự tâm đầu ý hợp giữa Riyadh và Washington khi đề cập đến giá dầu. Chính phủ Mỹ, qua thời Nixon, Ford, và Carter, đều kiên quyết phản đối giá cao vì lo ngại có thể có gây thêm thiệt hại cho nền kinh tế thế giới. Nhưng Washington không muốn tích cực hạ giá dầu. Năm 1975, Kissinger, Ngoại trưởng Mỹ trong chính quyền Ford, giải thích: "Cơ hội duy nhất để hạ giá dầu ngay lập tức sẽ tạo ra cuộc chiến chính trị rầm rộ giữa các nước như Arập Xêút và Iran, khiến họ phải chịu rủi ro về ổn định chính trị và có thể là cả an ninh nếu họ không hợp tác. Đó là cái giá quá đắt khi giảm giá dầu ngay lập tức. Nếu bạn đạp đổ hệ thống hiện thời ở Arập Xêút và một Qaddafi sẽ tiếp quản, hoặc nếu bạn truyền đạt hình ảnh Iran có thể chống lại sức ép nước ngoài, bạn sẽ mở ra các xu hướng chính trị có thể làm thất bại các mục tiêu kinh tế của bạn."

Quả thực, vẫn có một số quan ngại rằng các nước xuất khẩu dầu mỏ về căn bản có thể giảm giá đột ngột và vì thế lại hủy hoại những hoạt động phát triển mới, tốn kém. Theo đó, các thành viên của Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA) đã tiến hành thảo luận về việc thiết lập "mức giá an toàn tối thiểu" để tạo sàn bảo vệ những khoản đầu tư năng lượng lớn trước việc giảm giá bất ngờ, do động cơ chính trị, trong giá dầu thế giới.

dau mo tien bac va quyen luc ky 32

Mục tiêu trung tâm của Washington vẫn kiên định, và Mỹ vẫn tích cực vận động chống tăng thêm giá dầu vì lo ngại chúng sẽ gây ra lạm phát, làm tê liệt các hệ thống thanh toán quốc tế và thương mại, kìm hãm tăng trưởng. Trước mỗi cuộc họp của OPEC, Mỹ đều phái các phái viên tới thăm các bên liên quan trên khắp thế giới. Được hỗ trợ bởi những số liệu thống kê về lạm phát và việc sử dụng năng lượng, các quan chức Mỹ sẽ cố gắng đưa ra lý lẽ thuyết phục chống lại việc tăng giá. Đôi khi, những phòng ban quan liêu có vai trò định hình các chính sách kinh tế và đối ngoại của Mỹ lại đưa ra những thông điệp đầy mâu thuẫn. Và có lúc, người Arập Xêút thậm chí đã nghi ngờ rằng Mỹ đang chơi xỏ họ, rằng họ đã đi đêm với Shah để tăng giá. Thực tế, khi cân nhắc đến chiến lược lâu dài, Nixon, Ford và Kissinger vẫn rất lưỡng lự khi thúc ép Shah. Hơn nữa, trong bối cảnh trong nước, người Mỹ vẫn chưa có sự nhất trí mà ngược lại, hàng loạt cuộc đấu tranh nổ ra đã làm cho năng lượng trở thành vấn đề chính trị số một giữa những năm 1970. Tuy nhiên, trên phương diện quốc tế, mục tiêu trung tâm nhất quán trong chính sách của Mỹ vẫn là xây dựng sự ổn định về giá và giảm lạm phát. Tất cả công cụ khoa trương, từ ve vãn, tâng bốc đến những dự đoán về sự diệt vong và các mối đe dọa ngầm đều là những chiêu bài mà Washington sử dụng để theo đuổi sự bình ổn giá. Ngoài ra, các cách tiếp cận ít rõ ràng hơn cũng được thử nghiệm. Nhằm giúp định ra giá trần và bảo đảm các nguồn cung bổ sung cho Mỹ, Washington theo đuổi ý tưởng sẽ tự tham gia vào việc kinh doanh dầu mỏ trong quan hệ đối tác hoàn toàn với Liên Xô. Kissinger đã theo đuổi thỏa thuận "đổi dầu lấy gạo" trong đó Mỹ sẽ đổi lúa mì của Mỹ lấy dầu của Liên Xô. Một bản ghi nhớ đã được ký ở Matxcơva vào tháng 12 năm 1975. Ngay sau đó, các quan chức cấp cao của Liên Xô đã đến Washington để tham gia các cuộc thương lượng căng thẳng. Đây là cơ hội để Kissinger ghi điểm "thắng lợi" cho mối quan hệ căng thẳng Mỹ ‑ Liên Xô, mà theo chỉ trích gia tăng ở trong nước, có thể đạt một số chiến thắng. Điều này đồng nghĩa với "thất bại" của OPEC, với sự trớ trêu là dùng dầu của Liên Xô để "phá vỡ" vòng kẹp của OPEC.

Sau vài ngày thảo luận, người Nga tự thấy rằng một kỳ cuối tuần ở Washington chẳng có gì để làm. Để khuây khỏa, họ rời khỏi đây nhờ Gulf Oil, là công ty kinh doanh dầu với Liên Xô trên chuyến bay phản lực của công ty tới Thế giới Disney. Trên chuyến thăm tới Florida, trưởng phái đoàn Liên Xô đã giải thích với những người chủ của mình tại sao các cuộc thương lượng lại khó khăn đến vậy: Kissinger luôn khăng khăng công khai tối đa khiến OPEC lúng túng. Người Nga sẽ muốn bán dầu của họ, họ sẽ không muốn phải dùng đồng tiền mạnh để mua lúa mì của Mỹ song vụ giao dịch này, nếu không được giữ bí mật, thì ít nhất cũng phải ở mức ít công khai nhất có thể. Họ có thể không tự cho phép bị xem là đang cạnh tranh với OPEC và chủ nghĩa dân tộc Thế giới thứ ba. Cũng có vấn đề về khái niệm; Kissinger luôn khẳng định rằng lúa mì của Mỹ được tính theo giá của lúa mì thế giới trong khi dầu của Nga sẽ được tính ở mức 12% hay thấp hơn giá dầu thế giới. Khi người Nga hỏi lý do, người Mỹ giải thích: lúa mì Mỹ đang được bán tại một thị trường chính thức, trong khi một thị trường mới đang được mở ra cho dầu mỏ của Nga, và vì vậy người Liên Xô sẽ phải bán giảm giá. Rốt cuộc, thỏa thuận này đã thất bại. Song các quan chức Liên Xô đã có khoảng thời gian tuyệt vời ở Thế giới Disney.

Cam kết của Mỹ về việc bình ổn giá dầu đã khiến họ xung đột với Iran: Shah là người có tầm ảnh hưởng nhất về mức chào giá và Mỹ thường phải hối thúc ông. Khi Tổng thống Ford chỉ trích mức giá cao, Shah nhanh chóng đáp lại: "Không ai có thể ra lệnh cho chúng tôi. Không ai có thể chỉ tay vào chúng tôi vì chúng tôi sẽ chỉ tay vào họ". Thực ra, chính Iran, chứ không phải Arập Xêút, bị gắn chặt với Mỹ cả về chính trị và kinh tế. Song khi các bộ trưởng và các thương nhân cũng như những kẻ buôn vũ khí đến Tehran, còn Shah tiếp tục lên lớp và chỉ trích những yếu kém và xấu xa của xã hội phương Tây, thì Washington đã đặt câu hỏi ai mới chính xác là khách hàng.

Đầu những năm 1970, Nixon và Kissinger đã thành lập một chính sách "kiểm tra trắng", để Shah tự do mua nhiều vũ khí của Mỹ, thậm chí cả những công nghệ tiên tiến nhất nếu chúng không phải là vũ khí hạt nhân. Chính sách này là một phần của "chiến lược trụ cột kép", được xây dựng cho an ninh khu vực này sau khi Anh rút khỏi Vùng Vịnh. Iran và Arập Xêút cùng là hai trụ cột đó, song trong số hai trụ cột này, Iran rõ ràng, như một quan chức Mỹ đã đánh giá, là "Trụ cột lớn", và đến giữa những năm 1970, Iran đã mua đến một nửa tổng số vũ khí xuất khẩu của Mỹ. Bộ Quốc phòng Mỹ đã được cảnh báo về việc kiểm tra trắng này: Theo quan điểm của bộ, Iran cần có quân đội mạnh, song không nên có các hệ thống vũ khí cực kỳ tối tân vì nó sẽ gây ra những phiền phức và có thể bị rơi vào tay người Nga. Cá nhân Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, James Schlesinger đã cảnh báo Shah rằng Iran thiếu các nguồn lực kỹ thuật để sử dụng quá nhiều hệ thống vũ khí mới và phức tạp. Schlesinger nói: "Shah rất thích loại máy bay F‑15". Thường thì Shah gạt sang bên những lời cảnh báo như vậy, nhưng về trường hợp loại máy bay F-15, ông đã lưu ý đến lời khuyên đó và không mua loại máy bay này.

Bộ trưởng Tài chính Mỹ William Simon là người chỉ trích Shah gay gắt. Ông nói: "Shah là kẻ gàn dở". Không có gì ngạc nhiên, Shah đã phản ứng gay gắt trước lời chỉ trích đó và Simon nhanh chóng phải xin lỗi: Lời của ông đã bị trích dẫn sai. Ông đã khéo léo giải thích điều ông muốn nói là về giá dầu theo cách mà người ta có thể nói một ai đó là "kẻ gàn dở về môn tennis hoặc golf". Đại sứ Mỹ lại vắng mặt ở Tehran khi sự cố này xảy ra và nhiệm vụ giải thích không mấy vui vẻ về lời phát biểu của Simon lại do đại diện lâm thời đảm trách. Ông này gửi lời xin lỗi của Simon đến Bộ trưởng Cung điện và vị bộ trưởng này trả lời: "Simon có thể là một thương nhân tài giỏi, chặt chẽ, song ông ta không biết nhiều về dầu mỏ". Có tin nói Shah đã cho biết ông biết tiếng Anh và rằng ông hiểu "chính xác những gì Ngài Simon nói".

Nhưng bất chấp những lời chỉ trích và chê bai, sự đồng thuận vẫn bị dao động từ chính quyền Nixon đến Ford. Iran là một đồng minh quan trọng với vai trò an ninh lớn tại Trung Đông, và sẽ không làm gì để làm suy yếu uy tín và tầm ảnh hưởng của Shah. Nixon, Ford và Kissinger có những lựa chọn chiến lược và mang tính cá nhân dành cho Shah: Shah đã không cấm vận dầu mỏ Mỹ trong năm 1973, và Iran có thể đóng vai trò quan trọng trong các chiến lược địa chính trị. Kissinger thường nói với các đồng nghiệp, Arập Xêút là "những con mèo cho trẻ nhỏ". Nhưng với Shah, ông có thể nói về địa chính trị: Suy cho cùng, Iran có chung đường biên giới với Liên Xô.

Năm 1977, Shah có lý do để lo lắng về vị tổng thống mới của Mỹ, Jimmy Carter. Đại sứ Anh ở Tehran nói: "Chủ nghĩa cơ hội tính toán của Nixon và Kissinger khác nhiều so với Shah." Hai trong số những chính sách quan trọng nhất của chính quyền Carter là nhân quyền và hạn chế bán vũ khí đây là những mối đe dọa trực tiếp đối với Shah. Bất chấp những chính sách này, chính quyền mới của Mỹ vẫn giữ xu hướng thân Shah của những người tiền nhiệm. Như Gary Sick, một quan chức phụ trách vấn đề Trung Đông tại Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc trong thời gian Carter cầm quyền, sau đó đã viết: "Mỹ đã có lựa chọn chiến lược không rõ ràng trong mối quan hệ thân thiết với Iran."

Các mối quan hệ này được tạo điều kiện qua việc Shah thay đổi giá dầu. Khi Carter vào Nhà Trắng, Shah cân nhắc về giá trị của việc theo đuổi các mức giá cao hơn. Chủ nghĩa cuồng tín trạng thái phởn phơ, các đồng đô-la dầu mỏ ồ ạt đổ về và việc bùng nổ giá dầu đang phá hủy cơ cấu kinh tế và xã hội Iran. Kết quả rất rõ ràng: sự hỗn loạn, lãng phí, lạm phát, cám dỗ, tham nhũng, những căng thẳng chính trị và xã hội sâu sắc khiến sự phản đối chế độ càng gia tăng. Ngày càng nhiều mục tiêu mong muốn không nằm trong Nền văn minh vĩ đại của Shah.

Cuối năm 1976, tự bản thân Shah đã buồn bã kết luận: "Chúng ta đã có tiền nhưng không thể chi tiêu". Giờ đây ông buộc phải thừa nhận, tiền không phải là giải pháp song lại là nguyên nhân của nhiều điều xấu xa tại đất nước ông. Giá dầu cao hơn sẽ không giúp được ông, vậy tại sao không thách thức Mỹ về điểm này vì Carter lên nắm quyền thì ông cần tăng cường quan hệ với Mỹ hơn bao giờ hết? Trước đó, chính quyền Carter đã quyết định tiến hành và duy trì một "thế tấn công giữ giá" như là chính sách trung tâm của Mỹ. Và sau khi Ngoại trưởng Cyrus Vance, trong chuyến thăm Tehran vào tháng 5 năm 1977, đã tái cam kết với Shah về việc Mỹ tiếp tục ủng hộ Iran, thì Chính phủ Iran bắt đầu làm các nước xuất khẩu dầu mỏ khác và thậm chí ngay cả chính các quan chức nước này ngạc nhiên khi kêu gọi điều tiết giá dầu. Shah đã nói riêng với Bộ trưởng Tài chính Michael Blumenthal rằng Iran "không muốn được biết tới như là một con diều hâu về giá". Liệu Shah có làm thay đổi thị trường không? Kẻ diều hâu về giá số một này có biến thành con bồ câu hay không?

Tháng 11 năm 1977, Shah đến Washington để gặp Tổng thống Carter. Khi đó, một cuộc tranh cãi đã nổ ra ở khu vực Ellipse gần đó giữa những người biểu tình chống và ủng hộ Shah, chủ yếu là những sinh viên Iran ở Mỹ. Cảnh sát đã giải tán họ bằng hơi cay. Khói bay khắp bãi cỏ phía nam của Nhà Trắng, nơi Tổng thống Carter tiếp đón Shah. Carter bắt đầu chớp và xoa mắt còn Shah lau nước mắt bằng khăn mùi xoa. Đoạn băng ghi hình tin tức được phát sóng không chỉ trên truyền hình Mỹ mà còn cả ở Iran, nhờ nền tự do hóa kiểu mới – để nhân dân Iran có cái nhìn tôn kính về Shah của họ, một hình ảnh mà họ chưa từng thấy trước khi được phép. Hình ảnh đó, cùng với chính các cuộc biểu tình, đã thuyết phục một số người Iran rằng Mỹ sắp thả Mohammed Pahlavi. Dù không hiểu hệ thống Mỹ, họ chỉ thắc mắc tại sao Carter lại "cho phép" xảy ra các cuộc biểu tình như vậy?

Trong các cuộc gặp riêng giữa họ, Carter đã cố gắng thuyết phục Shah về nhân quyền và sự ổn định về các mức giá dầu. Shah bị Carter yêu cầu phải lựa chọn: cùng Arập Xêút điều tiết giá dầu để tiếp tục đổi lấy vũ khí của Mỹ và nới lỏng sức ép về nhân quyền. Carter nhấn mạnh đến "tác động trừng phạt của giá dầu tăng đối với các nền kinh tế công nghiệp". Trái với nhiều điều ông đã nói kể từ năm 1973, Shah đồng ý với Carter, và ông cam kết hối thúc các nước trong OPEC khác "giảm giá cho các nước châu Âu".

Iran giờ đây đã trên cùng chiến tuyến điều tiết giá dầu với Arập Xêút. Với việc hai nước này chiếm đến 48% sản lượng của OPEC, họ có thể yêu cầu các thành viên khác giảm giá dầu. Vì vậy, cuộc chiến giữa Shah và người Arập Xêút đã chấm dứt. Shah đã bị lôi kéo. Trong năm năm kể từ năm 1974-1978, OPEC chỉ có hai đợt tăng giá nhỏ: từ mức 10,84 đô-la được ấn định ở Tehran tháng 12 năm 1973 lên 11,46 đô-la năm 1975 và 12,70 đô-la cuối năm 1977. Nhưng lạm phát lại đang tăng nhanh, và như đã dự đoán, nó làm suy yếu giá thực tế. Đến năm 1978, giá dầu mỏ, khi được điều chỉnh vì lạm phát, ở khoảng 10% dưới mức năm 1974, ngay lập tức sau lệnh cấm vận. Nói tóm lại, bằng cách hạn chế việc tăng giá với hai lần tăng giá tương đối nhỏ này, giá dầu thực ra đã bị hạ xuống ở chừng mực nào đó. Dù dầu cũng không còn rẻ nữa nhưng giá, như nhiều người e ngại, đã không tăng vượt trần.

Côoét và "những người bạn của chúng ta"

Nếu các nước xuất khẩu dầu mỏ không còn phải đàm phán về giá với các nước khác thì vẫn còn những hình thức sự nhượng quyền khai thác dầu, điều này làm gợi nhớ lại thời kỳ các công ty vẫn còn ảnh hưởng lớn trên thị trường, cũng là lúc các nước xuất khẩu dầu mỏ còn nghèo. Các quốc gia dầu lửa hiện cho rằng việc nhượng quyền khai thác dầu đang giảm đi. Việc nhượng quyền khai thác dầu tại Iran tất nhiên đã bị phá bỏ bởi chính sách quốc hữa hóa của Mossadegh năm 1951, và Iraq đã hoàn tất quá trình quốc hữu hóa quyền khai thác của IPC năm 1972. Quyền khai thác dầu vẫn tồn tại ở một vài nơi trong hoàn cảnh của cuộc khủng hoảng giá năm 1973. Sự chấm dứt cac hoạt động nhượng quyền khai thác có giá trị lớn cuối cùng − ở Côoét, Venezuela và Arập Xêút − đánh dấu mốc cho sự kết thúc hoàn toàn của những vụ dàn xếp chuyển nhượng quyền khai thác dầu được bắt đầu với cam kết khá liều lĩnh mạo hiểm của William Knox D’Arcy với Ba Tư năm 1901.

Việc nhượng quyền khai thác dầu tại Côoét là sự khởi đầu cho cả một chuỗi sau này. Công ty dầu mỏ Côoét ra đời năm 1934 sau cuộc cạnh tranh gay gắt giữa BP và Gulf, được châm ngòi từ sự thiếu kiềm chế của thiếu tá Frank Holmes và được tăng thêm bởi quyết tâm của đại sứ Andrew Mellon. Bốn mươi năm sau, đầu năm 1974, Côoét giành được 60% Công ty dầu lửa Côoét, BP và Gulf còn lại 40%. Sau đó, đầu tháng 3 năm 1975, Côoét tuyên bố rằng nước này đang chuẩn bị tiếp quản 40% còn lại và sẽ không có bất cứ liên hệ đặc biệt nào với BP và Gulf. Hai công ty này sẽ chỉ được đối xử như những khách mua bình thường khác. Và điều gì sẽ xảy ra nếu BP và Gulf không đồng ý với những điều khoản từ phía Côoét? "Chúng tôi sẽ chỉ nói cám ơn rất nhiều và tạm biệt", Bộ trưởng dầu lửa Côoét Abdel Mattaleb Kazemi phát biểu. Theo ông, mục tiêu là "để có được sự kiểm soát tối đa với các nguồn dầu lửa của quốc gia". Và ngài bộ trưởng cũng đã phát biểu điều cốt lõi nhất: "Ở Côoét, dầu lửa là tất cả".

James Lee của Gulf và John Sutcliffe của BP đã rất nhanh chóng được triệu tới thành phố Côoét. Sutcliffe khuyên ngài bộ trưởng rằng "nên cân nhắc về mối quan hệ cũ". Câu trả lời từ phía Côoét rất dứt khoát: "Sẽ không có sự đền bù nào." Hội kiến với ngài thủ tướng, Sutcliffe và Lee đã nêu vắn tắt quá trình, như là kết quả của cuộc chiến về việc thuê mượn, trong đó việc chia sẻ lợi nhuận thay đổi theo từng năm, "từ việc chia lợi nhuận theo tỷ lệ 50/50 đầu những năm 1960 tới tỷ lệ chia hiện tại là chính phủ 98% và các công ty là 2%". Họ hy vọng sẽ tìm ra được một thỏa thuận thỏa đáng cho cả hai bên. Nhưng họ đã được thông báo hoàn toàn chắc chắn rằng Côoét có ý định sẽ tiếp quản 100% cổ phần, đây còn là vấn đề về chủ quyền, và câu hỏi này hiện vẫn chưa được đem ra thảo luận rõ ràng.

dau mo tien bac va quyen luc ky 32

Trong nhiều tháng, Côoét đã đấu tranh với hai hãng dầu lửa này. Đúng lúc này, một quan chức đàm phán cấp cao của hãng BP là P.I. Walters, nửa đùa nửa thật gợi ý với người Côoét rằng họ nên đầu tư một phần nguồn lợi từ dầu mỏ vào cổ phần của BP hơn là đầu tư toàn bộ cho Công ty dầu mỏ Côoét. Người Côoét không quan tâm lắm, ít nhất là ở thời điểm đó. Cuối cùng, tháng 12 năm 1975, cả hai bên đã đi đến một thỏa thuận dựa trên những điều khoản của Côoét. Các hãng Gulf và BP yêu cầu tiền đền bù là 2 tỷ đô-la Mỹ. Người Côoét cười vào điều này. Và cuối cùng hai hãng này chỉ nhận được một phần rất nhỏ từ số tiền yêu cầu trên là 50 triệu đô-la.

Ngay khi đạt được thỏa thuận, hai công ty tầm cỡ quốc tế này vẫn cho rằng họ sẽ vẫn có được những ưu đãi nhất định. Giả thiết này chủ yếu là từ Herbert Goodman, chủ tịch Công ty thương mại dầu lửa Gulf, khi ông này cùng với một nhóm nhỏ tới thành phố Côoét để hoàn tất một mối quan hệ mới. Goodman nhanh chóng nhận ra có nhiều điều đã thật sự thay đổi. Ông chưa bao giờ bị cho là ngờ nghệch.

Goodman là một trong những người có kinh nghiệm nhất về cung cấp và buôn bán dầu lửa trên thế giới: thực tế, sự nghiệp của ông cho thấy sự phát triển phi thường và sự mở rộng của các công ty dầu mỏ quốc tế trong những năm 1960. Là một cựu nhân viên ngoại giao Mỹ gia nhập Gulf năm 1959, Goodman đã tận dụng vị trí của ông tại bất cứ mỏ dầu có tiếng nào. Trong suốt thời gian 4 năm tại Tokyo, ông đã có thành tích xuất sắc khi bán được hơn một triệu thùng dầu trong những hợp đồng dài hạn cho bên mua là Nhật và Hàn Quốc. Năm 1960 thật sự là những năm huy hoàng đối với cả người bán dầu và người Mỹ ở nước ngoài. "Một doanh nhân Mỹ tạo được ấn tượng rất mạnh, và do đó họ có quyền gia nhập ở mọi nơi" Goodman nhớ lại. "Bạn đã học được cách nắm lấy cơ hội như thể đó là quyền lợi của bạn. Mọi người đều chú ý. Và bạn sẽ có được sự tôn trọng vì sự đáng tin cậy, mục đích và quyền lực của bạn. Tại sao? Đó là vì thương mại luôn theo sau lá cờ – người Mỹ rất thích sự đáng tin cậy và sự tôn trọng. Hộ chiếu của Mỹ là một chiếc giấy thông hành thật sự – một cách bảo vệ an toàn. Tuy vậy sau đó mọi chuyện bắt đầu nhạt dần đi. Tôi có thể cảm nhận được điều này ở khắp mọi nơi. Và đây chính là sự suy giảm về quyền lực của người Mỹ – giống như thể khi người La Mã rút khỏi bức tường Hadrian. Tôi có thể cảm nhận được điều này ở khắp mọi nơi." Sau đó cấm vận dầu lửa xảy ra, giá cả tăng, Nixon từ chức, quân đội Mỹ vội vã rút quân khỏi Việt Nam. Và lúc này, năm 1975, Goodman đang thấy mình ngồi tại thành phố Côoét, nơi người Côoét đang khăng khăng rằng một thời đại đã đi đến hồi kết.

Tuy vậy, Goodman cũng như các thành viên ban quản trị khác hy vọng Gulf sẽ có được một mức giá đặc biệt ưu đãi nào đó, vì họ đã tạo được mối quan hệ kéo dài gần nửa thế kỷ và đào tạo huấn luyện rất nhiều thanh niên Côoét ở Pittsburgh và những thanh niên này đã ở với gia đình của các nhân viên Gulf cùng với tất cả sự mến khách. Nhưng không, Goodman đã rất ngạc nhiên khi được thông báo rằng Gulf cũng sẽ chỉ được coi như các khách hàng khác mà thôi. Hơn thế nữa, người Côoét nói rằng Gulf sẽ chỉ được lấy lượng dầu vừa đủ cho các nhà máy lọc dầu của hãng này và không được lấy cho các khách hàng thứ ba tại Nhật và Hàn Quốc. Goodman khẳng định đó là những thị trường của Gulf đã phải rất vất vả mới có được. Nhưng không, người Côoét vẫn kiên quyết từ chối. Đây là những thị trường của riêng họ, dựa trên nguồn dầu của họ và họ sẽ bán dầu của chính mình trên những thị trường như thế.

Gulf không thể làm gì nhưng lưu ý rằng họ đã bị đối xử khác trước như thế nào. "Chúng tôi đến bộ từ khách sạn của mình, ngày này qua ngày khác và chờ đợi," Goodman nói. "Đôi khi, có một nhân viên cấp dưới. Đôi khi chẳng có ai". Khi diễn ra những cuộc thảo luận, Goodman cố gắng gợi cho một quan chức Côoét nhớ lại chuyện cũ, ít nhất là để ông này hiểu được nó như Gulf đã hiểu, về tất cả những điều mà Gulf đã làm cho Côoét. Nhưng quan chức Côoét đó lại trở nên rất tức giận. "Cho dù các ngài đã làm gì đi nữa, các ngài vẫn sẽ phải tiền. Các ngài chưa bao giờ làm ơn làm phước gì cho chúng tôi cả." Sau đó, ông này rời khỏi cuộc họp. Cuối cùng Gulf cũng có được mức ưu đãi giá rất nhỏ cho lượng dầu cung ứng cho hệ thống của hãng này, nhưng với điều kiện không được bán dầu cho bất kỳ ai. "Với người Côoét, đây là sự lật đổ quyền lực thuộc địa," Goodman kể lại sau đó. "Chúng ta đã lầm khi cho rằng chúng ta được yêu mến vì chúng ta đã làm rất nhiều thứ cho những con người này. Chúng ta còn cho rằng chúng ta có những mối quan hệ tốt. Người Côoét nhìn thấy điều này theo một góc nhìn quan điểm khác. Họ luôn luôn cảm thấy mình là bề trên. Và họ nhớ điều này. Trong quan hệ xã hội, đây là một điều vừa được thích vừa bị ghét".

"Tuy nhiên," ông thêm vào, "đây là sự nhất thời. Đó chỉ là vì họ sắp trở nên giàu có."

Venezuela: Chú mèo con đã chết

Những vụ chuyển nhượng quyền khai thác dầu ở Venezuela cũng dần chấm dứt. Đầu những năm 1970, không có gì phải nghi ngờ về tính xác thực của việc này. Rốt cuộc, đây là đất nước của Juan Pablo Pérez Alfonzo, một người theo chủ nghĩa dân tộc về dầu lửa và là người đồng sáng lập ra tổ chức OPEC. Năm 1971, Venezuela đã thông qua "luật thu hồi", điều luật này cho rằng tất cả quyền khai thác dầu của các công ty dầu mỏ và các tài sản khác trong phạm vi đất nước sẽ quay trở lại Venezuela khi các điều khoản nhượng quyền khai thác hết hạn, với mức đền bù hạn chế. Những hợp đồng nhượng quyền đầu tiên sẽ bắt đầu hết hiệu lực năm 1983. Những ảnh hưởng kinh tế của luật thu hồi này, cộng với chính sách "không có hợp đồng nhượng quyền khai thác dầu mới nào" của Venezuela là điều không thể tránh khỏi. Các công ty làm chậm lại quá trình đầu tư, điều này có nghĩa là sản lượng của Venezuela cũng đang giảm. Sự giảm sút này chắc chắn sẽ làm tăng thêm mối ác cảm từ chính phủ với các công ty dầu mỏ. "Đây là kiểu quả trứng và con gà" Robert Dolph, Chủ tịch Creole, chi nhánh của Exxon tại Venezuala nhớ lại. "Chính sách này khiến chúng tôi không thể khai thác ở những khu vực mới."

Cho tới năm 1972, chính phủ đã thông qua một số luật và nghị định mới, trao quyền kiểm soát hành chính đối với mọi công đoạn của ngành này, từ việc khai thác cho tới marketing. Hành động này cũng làm nâng cao tính hiệu quả của thuế lên tới 96%. Vì thế nước này đã đạt được nhiều mục tiêu về quốc hữu hóa mà không cần phải tiến hành quốc hữu hóa. Nhưng quốc hữu hóa chỉ còn là vấn đề thời gian. Việc tăng giá năm 1973 và những thành công rõ ràng của OPEC đã nhanh chóng tăng thêm sức mạnh cho tinh thần dân tộc chủ nghĩa, sự tự tin và đẩy nhanh tới hành động sau cùng. Trong thời đại mới này, mốc năm 1983 là quá lâu để có thể chờ đợi. Quyền sở hữu của nước ngoài đơn giản là không thể chấp nhận được nữa, và việc quốc hữu hóa sẽ phải được tiến hành càng sớm càng tốt. Về vấn đề này, hầu như tất cả các đảng phái chính trị đều đồng ý.

dau mo tien bac va quyen luc ky 32

Hai vòng đàm phán đã diễn ra sau đó. Vòng đàm phán đầu tiên là giữa các công ty quốc tế như Exxon và Shell, sau đó là Gulf và một số các công ty khác. Vòng đàm phán thứ hai là giữa những công ty Venezuela với nhau. Vòng đàm phán đầu tiên không được suôn sẻ lắm. "Cuối năm 1974, Venezuela vẫn tranh luận gay gắt về vấn đề quốc hữu hóa dầu lửa," một bên tham gia phát biểu. "Những người tham gia tranh luận chia thành hai phe: những người tán thành đối đầu bạo lực với các công ty dầu mỏ nước ngoài và những người ủng hộ phương pháp đàm án, không bạo lực. Juan Pablo Perez Alfonzo theo phe đối đầu bạo lực và tuyên bố rằng không chỉ có ngành dầu lửa mà tất cả các lĩnh vực đầu tư nước ngoài khác tại Venezuela cần phải quốc hữu hóa ngay lập tức.

Tuy nhiên, quá trình thỏa thuận lại bắt đầu với ít sự thù nghịch hơn người ta tưởng, một phần là vì chủ nghĩa hiện thực của các công ty. Venezuela từng là nguồn dầu dồi dào đem lại nhiều lợi nhuận cho các công ty trong những năm trước, có lúc chiếm một nửa trong tổng doanh thu toàn cầu của Exxon. Đây cũng là nơi bạn có thể thấy doanh thu đỉnh cao của Shell. Nhưng, trong thời đại mới này, họ không làm sao có thể cưỡng lại được. Đối với họ, điều quan trọng là vẫn giữ được quyền tiếp cận nguồn dầu. "Chúng tôi không thể chiến thắng", Dolf của Creole nói. "Giá cả lên cao. Thị trường đang có lợi cho các nước xuất khẩu dầu mỏ. Các nước này cho rằng điều này sẽ tiếp diễn mãi mãi. Việc quốc hữu hóa trên thực tế cho chúng tôi rất ít cơ hội để có được một cuộc vận động nào đó".

Có hai yêu cầu đặt ra cho Venezuela sau khi thực hiện quốc hữu hóa. Một là duy trì dòng chảy công nghệ và các kỹ năng từ các nước khác để giữ ngành này hoạt động hiệu quả và cập nhật kịp thời. Các công ty đã đàm phán về các hợp đồng dịch vụ với Venezuela, theo đó để đổi lấy việc tiếp tục chuyển giao kỹ thuật và con người, các công ty được nhượng quyền trước đây được trả 14 hoặc 15 xu cho một thùng dầu. Yêu cầu thứ hai là tiếp cận các thị trường; việc quốc hữu hóa ngành này sẽ tạo ra một lượng lớn dầu mỏ. Bản thân ngành công nghiệp này không có một hệ thống marketing ở nước ngoài, và nếu muốn bán được dầu thì nó cần phải có một hệ thống như vậy. Trong khi đó, công ty được nhượng quyền trước đây vẫn cần dầu cho hệ thống phân phối của mình, vì vậy họ ký kết những hợp đồng dài hạn với Venezuela về việc sẽ đưa dầu ra thị trường. Năm đầu tiên sau khi quốc hữu hóa, Exxon ký kết với Venezuela một hợp đồng cung cấp dầu lửa được coi là lớn nhất từ trước tới giờ – 900.000 thùng một ngày.

Khó khăn và nhạy cảm hơn nhiều là vòng đàm phán thứ hai –giữa các chính trị gia và các nhà sản xuất dầu lửa Venezuela. Hai thế hệ người Venezuela đã lớn lên với ngành công nghiệp dầu lửa: Cho tới thời điểm này, 95% vị trí của hầu hết các cấp bậc được bố trí sắp xếp là người Venezuela. Nhiều người trong số này đã được đào tạo tại nước ngoài và có được những kinh nghiệm quốc tế ở những công ty đa quốc gia, và nhìn chung họ đều nghĩ rằng họ được đối xử cách công bằng. Có một câu hỏi được đặt ra là: Ngành công nghiệp dầu lửa, mà doanh thu của chính phủ hoàn toàn phụ thuộc vào, về căn bản có phải là một thực thể chính trị hay không khi chương trình hoạt động của nó được thiết lập bởi các chính trị gia và sự ảnh hưởng lẫn nhau từ nền chính trị trong nước, hay ngành này là một thực thể thuộc sở hữu của nhà nước và đang vận hành như một doanh nghiệp, với thời gian lâu hơn và các chương trình nghị sự được lập ra bởi các nhà sản xuất dầu? Đằng sau câu hỏi này tất nhiên là một cuộc tranh giành quyền lực và vị trí cầm đầu trong giai đoạn hậu quốc hữu hóa tại Venezuela, cũng như một cuộc chiến trong tương lai của nền kinh tế quốc gia.

Những cân nhắc chắc chắn không thể tránh được đã tạo nên kết quả. Ngành công nghiệp dầu lửa và sự vững mạnh của nó là yếu tố then chốt cho sự thịnh vượng của nền kinh tế Venezuela. Tại Caracas, xuất hiện một nỗi lo sự lan rộng rằng "một Pemex khác" có thể được tạo ra, đó là một công ty quốc doanh đầy sức mạnh giống như Petroleos Mexicanos, một kiểu nhà nước - trong - nhà nước bất khả xâm phạm. Hay kết quả có thể là một ngành công nghiệp dầu lửa yếu ớt, bị chính trị hóa và tham nhũng. Kết quả này cũng chịu tác động bởi thực tế là có nhiều nhà khai thác dầu với đầy đủ kỹ thuật và thành thạo trong hoạt động khai thác, không chỉ bao gồm toàn bộ các công ty của Venezuela mà còn là các công ty dầu mỏ hàng đầu. Nếu ngành công nghiệp này bị chính trị hóa thì họ có thể sẽ ngừng hoạt động và rời đi nơi khác.

Trong hoàn cảnh như vậy, Tổng thống Carlos Andrés Pérez, người đã giành chiến thắng vang dội với tư cách là ứng cử viên của Đảng Dân chủ hành động, đã chọn một giải pháp thực dụng và "ôn hòa", và là một giải pháp mà ngành dầu mỏ có thể tự mình tham gia. Một công ty do nhà nước nắm giữ cổ phần – Petroleos de Venezuela (PDVSA) – được ra đời với vai trò là trung tâm về tài chính, kế hoạch và hợp tác, và cũng là cầu nối giữa các chính trị gia và các nhà buôn bán dầu lửa. Có rất nhiều các công ty ra đời, dựa trên các tổ chức tiền quốc hữu hóa, và cuối cùng được tách thành bốn và sau đó là ba công ty. Mỗi công ty trong số này đều là loại hình công ty dầu mỏ hợp nhất hoàn chỉnh tới từng trạm bán xăng dầu. Có vẻ như sự cạnh tranh như thế sẽ bảo đảm cho tính hiệu quả và ngăn cản sự phát triển của một công ty quốc doanh quan liêu. Hơn nữa, cấu trúc này cũng giúp duy trì những mặt khác nhau của văn hóa doanh nghiệp, truyền thống, tính hiệu quả và tinh thần của từng doanh nghiệp đó, điều này sẽ giúp các doanh nghiệp phát triển toàn diện hơn. Ngày đầu tiên của năm 1976, quá trình quốc hữu hóa bắt đầu có hiệu lực. Tổng thống Péréz gọi đây là "một hành động của đức tin". Công ty dầu mỏ mới được quốc hữu hóa của nước này dự định sẽ nhanh chóng trở thành một lực lượng chính trong ngành công nghiệp dầu lửa của thế giới mới.

Arập Xêút: Không còn nhượng quyền khai thác dầu

Hợp đồng nhượng quyền khai thác lớn nhất còn lại là hợp đồng của Aramco tại Arập Xêút. Từ những năm đen tối đầu thập niên 1930, khi Vua Ibn Saud nghèo khó có nhu cầu khai thác nước nhiều hơn là dầu mỏ thì Aramco dần trở thành một doanh nghiệp kinh tế khổng lồ. Tháng 6 năm 1974, Arập Xêút, theo nguyên tắc dự phần của Yamani, chiếm 60% cổ phần Aramco. Nhưng, cuối năm đó, người Arập Xêút đã nói với các công ty Hoa Kỳ của Aramco là Exxon, Mobil, Texaco và Chervon rằng 60% này chưa đủ. Họ muốn 100%. Bất kỳ một tỷ lệ nào thấp hơn trong thời đại mới của quốc hữu hóa dầu lửa là điều đáng xấu hổ. Các công ty này dứt khoát không chịu nhượng bộ. Sau cùng, tuyên bố chính thức của họ là "không bao giờ từ bỏ việc khai thác". Đây là hợp đồng giá trị nhất trên toàn thế giới. Ngay cả khi nguyên tắc đó không thể đứng vững được trước những áp lực về chính trị giữa những năm 1970, các công ty ít nhất sẽ cố gắng hết sức để có thể giải quyết một cách tốt nhất. Về phần mình, người Arập Xêút, không hề nhân nhượng trong việc giành lấy những gì họ muốn và dùng cả những áp lực về kinh tế khi cần thiết. Cuối cùng, các công ty cũng đã bị thuyết phục và họ đồng ý về mặt nguyên tắc với những yêu cầu của người Arập Xêút.

Tuy vậy, để đưa nguyên tắc này vào thực tế thì phải mất một năm rưỡi, khi hai bên đã tranh luận về những vấn đề tài chính và hoạt động chủ yếu. Đó là những cuộc đàm phán gay go và khó khăn để quyết định quyền sở hữu một phần ba trữ lượng dầu của thế giới tự do. Năm 1975, đại diện của Công ty Aramco cùng Yamani đi cắm trại tại Beit Meri, một thị trấn trên đồi ở phía trên Beirut. Mỗi buổi sáng, những nhà kinh doanh dầu sẽ đi bộ xuống con phố nhỏ để tới một tu viện cổ hiện là nhà của Yamani. Tại đây, họ thảo luận về cách định giá một nguồn dầu đặc biệt và làm thế nào để duy trì việc tiếp cận nguồn dầu đó. Sau đó họ nhận được tin có một nhóm khủng bố có thể đang lên kế hoạch, tấn công hoặc bắt cóc họ. Ngay lập tức họ rời đi, và sau đó, những nhà thương thuyết bám theo Yamani trong những chuyến đi tới các nơi trên toàn thế giới.

Cuối cùng, một tối mùa xuân năm 1976, họ đã đi đến thỏa thuận trong dãy phòng của Yamani ở khách sạn Al-Yamama, Riyadh. Hơn 40 năm trước đó, sau khi Standard of California miễn cưỡng chấp nhận trả trước 175.000 đô-la để dành quyền khai thác một vùng hoang mạc, Ibn Saud đã ký văn bản nhượng bộ ban đầu. Đến năm 1976, trữ lượng ở vùng hoang mạc này được dự đoán là khoảng 149 tỷ thùng – bằng 1/4 tổng lượng dự trữ trên thị trường tự do. Và lúc này, bản nhượng bộ đã bị hủy bỏ. Một trong những người Mỹ có mặt trong khách sạn Al-Yamama hôm đó nói: "Một kỷ nguyên đã thật sự kết thúc."

Nhưng bản thỏa thuận không phải là sự cắt đứt những mối liên hệ. Cả hai bên đều rất cần nhau. Đây vẫn là một vấn đề cũ, gắn chặt các đối tác Aramco với nhau tại điểm đầu tiên: Arập Xêút có đủ dầu để cung cấp cho vài thế hệ, trong khi bốn công ty của Aramco có những hệ thống marketing khổng lồ, yêu cầu lưu thông khối lượng lớn dầu mỏ đó. Vì thế, theo sự dàn xếp mới này, Arập Xêút sẽ tiếp quản tài sản và các quyền khai thác của Aramco trên đất nước này, còn Aramco sẽ tiếp tục là nhà điều hành và cung cấp các dịch vụ cho Arập Xêút và nhận được 21 xu mỗi thùng cho công việc này. Đổi lại, nó sẽ bán ở thị trường 80% sản lượng của Arập Xêút. Năm 1980, Arập Xêút trả tiền đền bù, dựa trên giá trị sổ sách, cho những gì Aramco đang nắm giữ trong vương quốc này. Các nước sản xuất dầu đã đạt được mục tiêu lớn của họ; họ đã kiểm soát được nguồn dầu mỏ của họ.

Chỉ có một điều nhỏ về bản thỏa thuận giữa Arập Xêút và bốn công ty của Aramco. Người Arập đã không ký vào bản thỏa thuận cho tới năm 1990, tức là 14 năm sau khi bản thỏa thuận được lập ra. "Đây là điều rất thực tế," một nhà đàm phán của công ty phát biểu. "Họ đã có những gì họ muốn – kiểm soát toàn bộ – nhưng họ không muốn lật đổ Aramco." Kết quả là, khoảng 33 tỷ thùng dầu được sản xuất và bán ra thị trường và trên 700 tỷ đô-la được đưa vào giao dịch trong suốt 14 năm và tất cả đều trong cùng một điều kiện, như lời của một giám đốc Aramco, là "trong tình trạng lấp lửng".

Trong khi đó, ngay từ đầu, các công ty dầu mỏ vẫn bị gắn vào các hợp đồng cung ứng dựa trên những quyền khai thác trước kia của họ tại Arập Xêút, Venezuela và Côoét. Những kết nối này sẽ yếu dần đi theo thời gian vì những chính sách đa dạng của các nước và các chính phủ, và bởi vì những cơ hội và những ràng buộc thay thể hiện đang tồn tại trên thị trường. Hơn thế nữa, cùng lúc đó, "những hợp đồng nhượng quyền khai thác dầu lớn" đang dần kết thúc, một mối quan hệ mới hiện đang được thiết lập giữa những nước xuất khẩu dầu và các công ty dầu mỏ quốc tế. Thay vì là "những người được nhượng quyền", với quyền sở hữu dầu mỏ trên mặt đất, các công ty hiện giờ chỉ là những người "đấu thầu" với những hợp đồng "chia sẻ sản lượng" − những hợp đồng này cho họ quyền được hưởng một phần trong bất kỳ mỏ dầu nào mà họ tìm ra. Mối quan hệ mới này được khởi xướng bởi Indonesia và hãng Caltex cuối những năm 1960. Những dịch vụ đi kèm với khai thác là sản xuất và marketing dầu. Nhưng sự chuyển đổi về thuật ngữ đã phản ánh một sự thay đổi quan trọng về chính trị: Chủ quyền của đất nước được cả hai bên nhận thức theo một cách có thể chấp nhận được ở môi trường chính trị trong nước của mỗi quốc gia. Những tàn dư của quá khứ thuộc địa bị xóa bỏ. Rốt cục, các công ty chỉ là những kẻ đi làm thuê mà thôi. Cho tới giữa những năm 1970, những hợp đồng chia sẻ sản lượng như vậy trở nên phổ biến tại nhiều nơi trên thế giới.

Trong khi đó, lượng dầu được bán trực tiếp bởi các nước xuất khẩu vào thị trường, không có phần lợi nhuận cho các công ty trong vai trò truyền thống như là người trung gian, tăng đột biến – gấp năm lần từ 8% trong tổng sản lượng của OPEC năm 1973 lên tới 42% năm 1979. Nói cách khác, các công ty quốc doanh của các nước sản xuất dầu, không chỉ sản xuất mà còn đang tiến vào lĩnh vực kinh doanh dầu mỏ quốc tế bên ngoài biên giới của họ. Như vậy, bằng nhiều cách khác nhau, ngành dầu mỏ thế giới trong chưa đầy một thập kỷ đã mang một hình hài hoàn toàn mới với uy quyền tuyệt đối của OPEC. Song những biến động kịch tính hơn vẫn còn ở phía trước.

(Còn tiếp)

Nam Hà (giới thiệu)

Dầu mỏ, Tiền bạc và Quyền lực (Kỳ 1)

Dầu mỏ, Tiền bạc và Quyền lực (Kỳ 2)

Dầu mỏ, Tiền bạc và Quyền lực (Kỳ 3)

Dầu mỏ, Tiền bạc và Quyền lực (Kỳ 4)

Dầu mỏ, Tiền bạc và Quyền lực (Kỳ 5)

Dầu mỏ, Tiền bạc và Quyền lực (Kỳ 6)

Dầu mỏ, Tiền bạc và Quyền lực (Kỳ 7)

Dầu mỏ, Tiền bạc và Quyền lực (Kỳ 8)

Dầu mỏ, Tiền bạc và Quyền lực (Kỳ 9)

Dầu mỏ, Tiền bạc và Quyền lực (Kỳ 10)

Dầu mỏ, Tiền bạc và Quyền lực (Kỳ 11)

Dầu mỏ, Tiền bạc và Quyền lực (Kỳ 12)

Dầu mỏ, Tiền bạc và Quyền lực (Kỳ 13)

Dầu mỏ, Tiền bạc và Quyền lực (Kỳ 14)

Dầu mỏ, Tiền bạc và Quyền lực (Kỳ 15)

 

Dầu mỏ, Tiền bạc và Quyền lực (Kỳ 16)

Dầu mỏ, Tiền bạc và Quyền lực (Kỳ 17)

Dầu mỏ, Tiền bạc và Quyền lực (Kỳ 18)

Dầu mỏ, Tiền bạc và Quyền lực (Kỳ 19)

Dầu mỏ, Tiền bạc và Quyền lực (Kỳ 20)

Dầu mỏ, Tiền bạc và Quyền lực (Kỳ 21)

Dầu mỏ, Tiền bạc và Quyền lực (Kỳ 22

Dầu mỏ, Tiền bạc và Quyền lực (Kỳ 23)

Dầu mỏ, Tiền bạc và Quyền lực (Kỳ 24)

Dầu mỏ, Tiền bạc và Quyền lực (Kỳ 25)

Dầu mỏ, Tiền bạc và Quyền lực (Kỳ 26)

Dầu mỏ, Tiền bạc và Quyền lực (Kỳ 27)

Dầu mỏ, Tiền bạc và Quyền lực (Kỳ 28)

Dầu mỏ, Tiền bạc và Quyền lực (Kỳ 29)

Dầu mỏ, Tiền bạc và Quyền lực (Kỳ 30)

 

Dầu mỏ, Tiền bạc và Quyền lực (Kỳ 31)

 

 




Bình luận
Họ tên
Email
Mã xác nhận
 
 

Liên kết
Fanpage

​​​​​​​