TS Phan Đức Hiếu: Cần thay đổi tư duy trong cải cách thể chế
Tại diễn đàn “Doanh nghiệp 2022: Nhận diện thị trường và phương thức thích ứng”, TS Phan Đức Hiếu - Ủy viên thường trực, Ủy viên Kinh tế của Quốc hội nhấn mạnh, yêu cầu về cải cách thể chế của Việt Nam là đúng, nhưng phải thay đổi tư duy, thay đổi cách làm và đặc biệt nhấn mạnh đến thời gian để hoàn thành nhiệm vụ được giao.

TS Phan Đức Hiếu

Chia sẻ về những khuyến nghị chính sách cho môi trường đầu tư kinh doanh 2022, TS Phan Đức Hiếu cho hay, về cải cách thể chế và cải thiện môi trường kinh doanh, Việt Nam đã làm rất nhiều năm và sẽ tiếp tục làm thêm nhiều năm nữa, nhưng trong bối cảnh Covid-19 đã mang tới nhiều bài học. Câu hỏi đặt ra là, Việt Nam cần phải làm gì thêm không về cải thiện môi trường kinh doanh hay có cần làm gì khác đi từ những tác động của dịch bệnh?

TS Phan Đức Hiếu cho rằng, yêu cầu về cải cách thể chế hay cải thiện môi trường kinh doanh, chúng ta có Chiến lược Phát triển kinh tế xã hội, Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm và Quốc hội vừa thông qua 2 tài liệu quan trọng cho năm 2022 là Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2022 và cơ cấu lại nền kinh tế cùng nhiều Nghị quyết khác của Chính phủ về thực hiện môi trường kinh doanh.

Về chiến lược phát triển, theo TS Phan Đức Hiếu có 3 đột phá chiến lược và 10 nhóm nhiệm vụ giải pháp, trong đó tiếp tục hoàn thiện và nâng cao chất lượng thể chế kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa đầy đủ, đồng bộ, hiện đại, hội nhập; Cải cách thủ tục hành chính một cách quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả, bãi bỏ các rào cản hạn chế quyền tự do kinh doanh, cải thiện và nâng cao chất lượng môi trường kinh doanh, đảm bảo cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng, minh bạch; thậm chí đặt ra mục tiêu phấn đấu năm 2030, Việt Nam sẽ được xếp vào nhóm 30 quốc gia hàng đầu.

Về kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2022, là xây dựng và hoàn thiện thể chế và tổ chức thi hành pháp luật: Nâng cao chất lượng Văn bản quy phậm pháp luật, ban hành chiến lược tổng thể về phòng chống Covid-19, chương trình phục hồi và phát triển kinh tế xã hội, tháo gỡ khó khăn về sản xuất kinh doanh, xây dựng Chính phủ số, nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật, giảm rủi ro pháp lý và chi phí tuân thủ, hoàn thiện cơ chế mô hình kinh doanh “sáng tạo”…; cần có kế hoạch lại cơ cấu nền kinh tế: Cơ cấu lại nền kinh tế với đột phá về hoàn thiện thể chế, chuyển đổi số, đổi mới sáng tạo…

Tuy nhiên, TS Phan Đức Hiếu cho rằng, trong bối cảnh Covid-19, cần phải có sự phản ứng chính sách nhanh, đòi hỏi cao, mang tính chất toàn diện và mang tính chất dự đoán dài hạn. Đặc biệt, rất nhiều vấn đề rất khó dự đoán và phức tạp vì Covid-19 tác động đến mọi mặt đời sống kinh tế và chính sách mới thì chưa có tiền lệ. Trong khi đó, chúng ta phải quyết định nhanh, mà có một thực tiễn rất tốt trước đó là Nghị quyết 42/NQ-CP năm 2020 về các biện pháp hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 chỉ ban hành trong vòng chưa đầy một tháng. Nếu theo một quy trình ban hành Nghị định thông thường thì mất ít nhất một năm là phù hợp, nhưng Việt Nam đã thực hiện trong một tháng.

Chúng ta cũng có tiền lệ khi Quốc hội ban hành một nghị quyết để tạo dư địa cho Chính phủ một số biện pháp để thực thi chính sách chống dịch được nhanh chóng hơn, đó cũng là những vấn đề rất mới trong cải cách thể chế. Vậy tiếp tục phát huy cơ chế này, nghĩa là làm chính sách nhanh hay sẽ quay về cơ chế cũ? Trong khi hiện nay có một số quy định pháp luật không hợp lý, cần sửa đổi.

Do đó, TS Phan Đức Hiếu cần chú ý vào các yếu tố: Đó là thể chế cho môi trường kinh doanh, thể chế cho việc ra quyết định đòi hỏi phải nhanh, chính xác, toàn diện; cần thay đổi tư duy trong cải cách thể chế, cải cách thủ tục hành chính: không phải là số hóa thủ tục hành chính và phải thiết kế thủ tục hành chính trên tư duy kinh doanh số, sinh hoạt số. Cần tập trung hoàn thiện thể chế, chính sách, pháp luật phù hợp với cơ chế thị trường và thông lệ quốc tế để phát triển nền khoa học Việt Nam; phát triển mạnh mẽ khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo, lấy doanh nghiệp làm trung tâm; thúc đẩy mô hình kinh doanh mới, kinh tế số, xã hội số; thực hiện chuyển đổi số trong quan trị quốc gia, quản lý nhà nước, sản xuất, kinh doanh, tổ chức xã hội và quản lý tài nguyên quốc gia.

Các chính sách hỗ trợ người dân và doanh nghiệp trong phục hồi và phát triển kinh tế phải giảm thiểu tối đa thủ tục hành chính không hợp lý và ứng dụng mạnh mẽ công nghệ trong thực hiện - không để thủ tục trở thành rào cản, tạo sự không công bằng trong tiếp cận chính sách và làm méo mó môi trường kinh doanh. Đặc biệt, trước tác động của dịch bệnh Covid-19 càng cho thấy tầm quan trọng và sợ cần thiết phải cải cách thể chế một cách nhanh chóng và mạnh mẽ; sự hợp tác phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, bộ/ngành, địa phương trở lên quan trong hơn bao giờ hết, cả ở quốc tế và quốc gia.

TS Phan Đức Hiếu nhấn mạnh, yêu cầu về cải cách thể chế của Việt Nam là đúng, nhưng phải thay đổi tư duy, thay đổi cách làm và đặc biệt nhấn mạnh đến thời gian để hoàn thành nhiệm vụ được giao.

Phú Văn



Bình luận
Họ tên
Email
Mã xác nhận
 
 

Liên kết
Fanpage

​​​​​​​